Chủ tịch Quốc hội: 'Những người thi đua là những người yêu nước nhất'

Các đại biểu trong ngày làm việc đầu tiên của Đại hội. Ảnh: TTXVN
Các đại biểu trong ngày làm việc đầu tiên của Đại hội. Ảnh: TTXVN
TP - Cần tiếp tục phát huy vai trò của những hạt nhân tích cực, truyền cảm hứng, chia sẻ kinh nghiệm để ngày càng nhân rộng nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu chiều qua.  

Trong khuôn khổ Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, chiều 9/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt các Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2016-2020.

“Những người thi đua là những người yêu nước nhất”

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Thấm nhuần tư tưởng thi đua yêu nước của Bác, trong 5 năm qua, các phong trào thi đua đã được phát động và triển khai sâu rộng ở các cấp, ngành, vùng miền, địa phương trong cả nước với nội dung và hình thức ngày càng đổi mới, phong phú, hiệu quả. Các phong trào thi đua đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia, tạo động lực mạnh mẽ, chuyển biến quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực trong mọi mặt công tác và đời sống.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các Anh hùng, Chiến sĩ thi đua đều tỏa sáng tinh thần yêu nước, sống có lý tưởng, hoài bão và chung khát vọng cháy bỏng là cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương, đất nước. Đây là những tấm gương tiêu biểu, xuất sắc về tinh thần trách nhiệm trong xây dựng thể chế, thực thi công vụ, cải cách hành chính; ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác, nghiên cứu khoa học, tạo ra nhiều đề tài có giá trị, ứng dụng cao trong thực tiễn.

“Đặc biệt, chúng ta không thể quên được hình ảnh những chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch COVID-19, hình ảnh những chiến sĩ công an, chiến sĩ quân đội dầm mình trong mưa, lũ, không quản khó khăn, gian khổ, sẵn sàng có mặt ở những nơi khó khăn nhất, nguy hiểm nhất để nhường chỗ ăn, nghỉ, giúp người dân vượt qua khó khăn, thiên tai, bão lũ… Và còn rất nhiều tấm gương bình dị mà cao quý, trí tuệ mà gần gũi với đời thường, những điển hình tiên tiến với nhiều kinh nghiệm hay, cách làm tốt đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, trong cộng đồng”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Ðổi mới các phong trào

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Cùng nhau đẩy mạnh thi đua yêu nước thì khó khăn gì cũng khắc phục được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành tốt”, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức, chúng ta càng phải đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong những năm tới.

Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước, nhân rộng các tấm gương điển hình tiên tiến trong cả nước, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần tiếp tục quán triệt, triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, nhất là Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

“Các tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc hôm nay cần tiếp tục phát huy vai trò là những hạt nhân tích cực, truyền cảm hứng, chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay, những đổi mới, sáng tạo để ngày càng nhân rộng thêm nhiều tấm gương điển hình tiên tiến”, bà nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác thi đua khen thưởng, trong đó sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Thi đua, khen thưởng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.