Chưa thu phí lưu thông, tăng phí trước bạ

Chưa thu phí lưu thông, tăng phí trước bạ
TP- Sáng qua, 18/10, bên lề Quốc hội, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng nói, đề xuất thu phí lưu thông, tăng thuế trước bạ đối với phương tiện cá nhân tại TPHCM tại thời điểm này chưa thích hợp.
Chưa thu phí lưu thông, tăng phí trước bạ ảnh 1
UBND TPHCM đã từng đề xuất xe máy đóng phí lưu hành 500 nghìn đồng/chiếc, ôtô dưới 7 chỗ đóng 10 triệu đồng/xe.

Liên quan đến vấn đề này, trước đó, UBND TPHCM đã đề xuất xe máy đóng phí lưu hành 500 nghìn đồng/chiếc, ôtô dưới 7 chỗ đóng 10 triệu đồng/xe, đồng thời đề nghị tăng thuế trước bạ để chống ùn tắc giao thông.

Thưa Bộ trưởng, khoản đóng góp này nếu được chấp nhận, có giải quyết được ách tắc giao thông hiện nay?

Bộ Tài chính đã có chương trình nghiên cứu các khoản phí liên quan đến giao thông, tôi nghĩ là cần phối hợp với các thành phố Hà Nội, TPHCM. Về nguyên tắc, phương tiện cơ giới tham gia giao thông, người tham gia giao thông sử dụng hạ tầng giao thông thì cần phải đóng những khoản phí.

Tôi không nghĩ những khoản phí đó giúp cho trực tiếp việc chống ùn tắc, và làm giảm ùn tắc giao thông, không thể đơn giản được như thế. Tuy nhiên, khoản này cần thiết để hỗ trợ nâng cấp, duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường khi tham gia giao thông.

Chưa thu phí lưu thông, tăng phí trước bạ ảnh 2 Bây giờ nên nghiên cứu, nếu đưa ra áp dụng ngay thời điểm này  thì chưa thích hợp. Chúng ta phải chống lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Theo tôi, TP HCM đưa ra đề xuất vào thời điểm này là hơi sớm Chưa thu phí lưu thông, tăng phí trước bạ ảnh 3
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng

Ngoài ra, khoản phí đó có thể được dùng để hỗ trợ phát triển giao thông công cộng, đó là cần thiết.

Trên thế giới, nói chung đều có khoản phí như thế, từ đấy nó có thể gián tiếp, góp phần vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông. Việc thu này thể hiện sự công bằng khi tham gia giao thông.

Phương tiện giao thông lớn, đắt tiền, gây ô nhiễm môi trường, chiếm diện tích thì phải có khoản tham gia đóng góp nhiều; còn người sử dụng hệ thống phương tiện thô sơ, xe đạp… thì đóng ít hoặc không phải đóng, đi bộ không phải đóng phí.

Các nước trên thế giới cũng lập ra những quỹ như thế. Nhưng đóng bao nhiêu, thời điểm nào, phải chọn thời điểm thích hợp. Nhất là trong diều kiện nước ta đang ưu tiên chống lạm phát.

Thưa Bộ trưởng, nếu biện pháp này được thực thi, người dân sẽ gặp khó khăn khi lưu thông, bởi phương tiện công cộng chưa đáp ứng đủ? 

Nhà nước và nhân dân phải cùng nhau chia sẻ, đợi một hệ thống giao thông hoàn hảo, tốt thì mới thu thì không bao giờ có, lâu lắm mới có. Trong quá trình đó, trách nhiệm nhà nước là lớn lao, thế nhưng từng bước người tham gia giao thông cũng phải chia sẻ với nhà nước, tùy từng thời gian và mức độ nhất định.

TPHCM cũng có đề xuất thu phí phương tiện khi đi vào các tuyến đường dễ ùn tắc? Ý kiến của Bộ trưởng?

Việc này cũng phải nghiên cứu, học tập kinh nghiệm một số nước phát triển. Ở các nước này, hầu như các thủ đô, các thành phố lớn đều có biện pháp này: Đậu xe ở những khu nào thì giá phí của nó bao nhiêu, rồi khu phố nào phải hạn chế, hay như biển số chẵn, biển số lẻ, quy định ngày đi và phí đánh vào đó thì có, tuy nhiên ở nước mình không đơn giản để thực hiện như thế. Nhưng cũng nên ủng hộ, khuyến khích để nghiên cứu và có thể thí điểm ở mức độ nhỏ, rồi từ từ nhân ra.

Nguyễn Tuấn (ghi)

MỚI - NÓNG