Chưa rõ nguyên nhân cầy vằn vườn QG Cúc Phương bị nhiễm H5N1

Chưa rõ nguyên nhân cầy vằn vườn QG Cúc Phương bị nhiễm H5N1
TPO - Đây là khẳng định của ông  Nguyễn Văn Cảm, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán thú y T.Ư trong cuộc trao đổi với Tiền phong chiều nay 11/3, sau khi có thông tin cầy vằn tại Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) chết cho nhiễm virus H5N1.
Chưa rõ nguyên nhân cầy vằn vườn QG Cúc Phương bị nhiễm H5N1 ảnh 1
Cầy Vằn. Ảnh: sinhhocvietnam.com.

Theo ông Cảm, điều đáng lo ngại là hiện nay chưa xác định được chính xác nguyên nhân làm nhiều động vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương chết, tuy nhiên kết quả xét nghiệm cho thấy virus H5N1 xuất hiện tại đây và có nguy cơ lan rộng.

Về trường hợp con cầy vằn bị nhiễm virus H5N1, theo ông Cảm có thể virus truyền qua từ hai nguồn nguy cơ là chim hoang, giun đất và thịt bò sống là thức ăn của cầy vằn. Hiện Trung tâm chẩn đoán thú y T.Ư đang tiếp tục lấy mẫu máu, dịch của 8 con cầy vằn còn lại, đồng thời lấy cả mẫu đất, mẫu nước tại khu vực nuôi cầy vằn để xét nghiệm tìm kiếm H5N1.

“Do chưa xác định được chính xác nguyên nhân làm nhiều động vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương chết nên cần triển khai ngay một số biện pháp ngăn ngừa dịch như: Hạn chế người ra vào vùng dịch, trước mắt xây dựng vùng cách ly. Công nhân và người ra vào khu vực phải được bảo hộ đầy đủ, thay quần áo và sát trùng trước khi vào ra trước khi ra”- Ông cảnh báo

Đại diện Trung tâm chẩn đoán thú y T.Ư cũng cho biết, để bảo vệ cầy vằn cũng như các loài động vật khác, Trung tâm sẽ lấy mẫu 8 cầy vằn sống để xét nghiệm virus cúm H5N1, xác định kháng thể để có hướng phòng chống và dập tắt dịch.

Trước mắt Ban quản lý Vườn Quốc gia Cúc Phương cần giám sát diễn biến dịch cả trong và ngoài vườn, khi có chim, thú chết phải lấy mẫu gửi đến Trung tâm xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Cũng theo ông Cảm thời gian trước, vào 6/2005, cũng có 3 con cầy vằn ở đây bị chết và mẫu bệnh phẩm được gửi sang Hồng Kông xét nghiệm cho thấy có virus H5N1. Sau đó Trung tâm tiếp tục tiến hành xét nghiệm nhưng không phát hiện được virus H5N1.

Về thông tin cày vằn chết do nhiễm virus H5N1, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng đã yêu cầu các ban ngành và địa phương phải đôn đốc công tác phòng chống dịch đồng thời tiếp tục giám sát chặt và cảnh giác việc virus H5N1 lây nhiễm sang động vật khác như đã xuất hiện ở cầy hương.

Ông Cảm cũng cho biết tại Vườn Quốc gia Cúc Phương trong thời gian qua có 6 con cầy vằn, 2 con vòi mốc, 5 chim chào mào, 2 voọc ngũ sắc và 1 culi bị chết. Một con cầy vằn chết trước ngày 22/1 đã được lấy mẫu bệnh phẩm (4 mẫu) gửi đi Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM xét nghiệm. Ngày 27/2, kết quả xét nghiệm cho thấy, con cầy vằn bị chết nhiễm virus H5N1.

Tiếp đó, ngày 28/2, mẫu bệnh phẩm được gửi tới Trung tâm để xác định lại. Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy con cầy vằn trên bị nhiễm virus H5N1. Trung tâm chẩn đoán thú y T.Ư đã xét nghiệm thêm 1 con cầy vằn chết ngày 2/3 và 5 chim chào mào chết ngày 26/2 nhưng không phát hiện được virus H5N1. Các mẫu  xét nghiệm bệnh phẩm từ hai con voọc ngũ sắc bị chết cũng không thấy nhiễm virus H5N1.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.