Chứng kiến cỗ máy 'biến' chất thải thành vật liệu xây dựng

Dây chuyền "biến" phế thải thành vật liệu xây dựng. Ảnh: M.Đ
Dây chuyền "biến" phế thải thành vật liệu xây dựng. Ảnh: M.Đ
Phế thải không phải đưa đi chôn lấp mà sẽ được nghiền nhỏ tại chỗ qua một cỗ máy, có thể tái sử dụng làm vật liệu xây dựng.

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc xử lý phế thải vật liệu xây dựng theo hướng tái sử dụng, ngày 5/8 Cty CP Dịch vụ sản xuất Toàn Cầu giới thiệu, vận hành cỗ máy tái tạo phế thải rắn ngay tại chân công trình 138 Giảng Võ thành vật liệu xây dựng. 

 Sự kiện được đại diện UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng và các ngành chức năng chứng kiến, ủng hộ.

Chứng kiến cỗ máy 'biến' chất thải thành vật liệu xây dựng ảnh 1 Cỗ máy phân loại từ cát, gạch, đá, và sắt thép... Ảnh: M.Đ

Theo thống kê, mỗi ngày TP Hà Nội có trên 3.000 tấn phế thải là vật liệu xây dựng được đưa ra môi trường. Lượng phế thải vật liệu xây dựng nhiều, trong khi đó TP Hà Nội chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, chủ yếu thực hiện chôn lấp, tốn diện tích đất, có nguy cơ gây nguy hại cho môi trường, chi phí xử lý cao... 

Chứng kiến cỗ máy 'biến' chất thải thành vật liệu xây dựng ảnh 2 Một phần của phế thải tái tạo thành cát.

Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dây chuyền nghiền phế thải vật liệu xây dựng được nhập khẩu từ Cộng hòa Liên bang Đức có nhiều tác dụng. Đó là, phế thải vật liệu xây dựng không phải đưa đi chôn lấp mà sẽ được nghiền nhỏ, có thể tái sử dụng làm vật liệu xây dựng.

Cty CP Dịch vụ sản xuất Toàn Cầu là đơn vị được TP Hà Nội giao thực hiện dự án này. Đây là công nghệ mới, hiện đại lần đầu tiên được áp dụng tại Hà Nội. 

Ông Đỗ Văn Toan, Giám đốc Cty CP Dịch vụ sản xuất Toàn Cầu cho biết, công suất của dây chuyền đạt khoảng 100 tấn vật liệu xây dựng/giờ. Phế thải xây dựng sau khi được xử lý nghiền nhỏ có thể tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, nhất là cho các công trình hạ tầng giao thông công cộng. 

Chứng kiến cỗ máy 'biến' chất thải thành vật liệu xây dựng ảnh 3 Cỗ máy được nhiều người quan tâm.

Đối với những dự án làm đường giao thông cần giải phóng mặt bằng, phế thải xây dựng sau khi xử lý có thể sử dụng làm vật liệu lót nền cho ngay tuyến đường đó. Cty Theo ông Đỗ Văn Toan, với lượng rác thải vật liệu xây dựng hiện nay, TP Hà Nội chỉ cần 5 dây chuyền hoạt động liên tục là có thể xử lý hoàn toàn lượng rác thải vật liệu xây dựng phát sinh trên địa bàn TP Hà Nội.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.