Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi nhân dân - bài 1

Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi nhân dân - bài 1
TP - Hôm qua, ông Trần Quang Vũ, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PV Tiền Phong về những vấn đề nóng của Tập đoàn này mà dư luận đang đặc biệt quan tâm.

>> Vinashin : Tập đoàn 2N - Nóng và nợ
>> Tái cơ cấu, Vinashin giảm nợ được 20.000 tỷ đồng

Đòn chí tử - phát hành 3 tỷ đô la trái phiếu bất thành 

Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi nhân dân - bài 1 ảnh 1

Tiền vay về thì phải tiêu, không tiêu thì đồng tiền không sinh lời mà vẫn phải chịu lãi. Ngoài ra, đúng là chúng tôi phát triển quá nóng cả về cơ học và quy mô. Các đơn vị của Tập đoàn trải dài từ Bắc tới Nam, quy mô nhiều ngành nghề, dẫn đến việc kiểm soát gặp khó khăn.

Theo ông, đâu là nguyên nhân đẩy Vinashin rơi vào tình trạng khó khăn và buộc phải tái cơ cấu như hiện nay?

Ông Trần Quang Vũ - Tổng Giám đốc điều hành tập đoàn Vinashin
Ông Trần Quang Vũ - Tổng Giám đốc điều hành
tập đoàn Vinashin.

Định hướng phát triển của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam không chỉ là đóng tàu. Đây là ngành công nghiệp tổng hợp, có thể coi là một ngành kinh tế đầu tàu. Bởi để đóng được một con tàu là tổng hợp của rất nhiều ngành công nghiệp.

Giá trị của một đơn hàng lên tới hàng trăm triệu đô la. Từ đó, sẽ tạo ra thị trường có các ngành công nghiệp phụ trợ, thúc đẩy các ngành công nghiệp cùng phát triển, trong đó có ngành công nghiệp thép, chế tạo máy, sơn, vật liệu hàn…

Nhìn lại thì thấy, khi chúng ta đóng những tàu từ 8 đến 22 nghìn tấn thì các đối tác nước ngoài rất ủng hộ, tạo mọi điều kiện cung cấp thiết bị. Nhưng sau khi chúng ta đóng thành công tàu 53 nghìn tấn là gặp sự cạnh tranh quyết liệt. Do vậy, chủ trương thúc đẩy nội địa hóa là đúng đắn, từ mục tiêu đó thì Vinashin xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng là tạo ra một ngành công nghiệp tổng hợp, để có thể kiểm soát được chất lượng, giá thành, nâng cao cạnh tranh. Dẫn đến có nhiều ý kiến cho rằng, Vinashin phát triển một cách tràn lan.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải thừa nhận là mình đã quá say sưa, ngoài công việc chính là đóng tàu, khi thị trường chứng khoán, nhà đất, bảo hiểm sôi động, tập đoàn cũng tham gia những thị trường này. Trên nền tảng là vốn vay, nên khi khủng hoảng kinh tế, thị trường thế giới thu hẹp, đặc biệt là bị cắt hoàn toàn kế hoạch tài chính thì Tập đoàn rơi vào khó khăn. Dự kiến phát hành 3 tỷ đô la trái phiếu ra thị trường thế giới trong giai đoạn 2008- 2010 nhằm tiếp tục hoàn thiện các dự án, đã không thực hiện được. Dẫn đến nhiều dự án hiện nay bị dở dang.

Qua một quá trình như vậy, thời điểm nào ban lãnh đạo Tập đoàn thấy hối tiếc vì quyết định của mình?

Tôi mới lên nắm cương vị Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn trong thời gian ngắn. Nhưng là một người gắn bó với Vinashin, cá nhân tôi rất gắn bó và yêu nghề này. Trong cả quá trình vừa rồi, chúng tôi thấy hối tiếc nhất là giai đoạn 2007.

Giai đoạn đó, chúng tôi vẫn tự tin có thể huy động được vốn để đạt mục tiêu đề ra. Nhưng do dự báo tình hình không tốt, nếu lúc đó dự báo tốt, có ý kiến quyết liệt, biết sớm “phòng thủ” thì sẽ không xảy ra tình trạng như ngày hôm nay.

Tòa nhà Trụ sở Vinashin. Ảnh: Hồng Vĩnh

Tòa nhà Trụ sở Vinashin. Ảnh: Hồng Vĩnh.


Vậy phải chăng là có thời điểm cả Tập đoàn quá say sưa, ngủ
quên trong men say chiến thắng?

Đúng như vậy. Thời điểm năm 2007, nếu quyết liệt điều chỉnh thì Tập đoàn sẽ đi theo hướng khác ngay. Tham vọng lớn nên Tập đoàn dồn toàn lực chuẩn bị đất để phát triển. Bởi nếu khi có tiền mà không có mặt bằng thì việc trả lãi sẽ là gánh nặng.

Do tự tin sẽ phát hành được trái phiếu và có tiền nên chúng tôi đã đi trước một bước, mở ra hàng loạt dự án để khi có tiền là đưa vào lưu thông ngay, đảm bảo hiệu quả đồng vốn. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế đã giáng cho chúng tôi một đòn chí tử và câu chuyện trở nên tai hại.

Nhưng không phải chờ đến khi có quyết định của Thủ tướng, mà ngay khi có dư luận chúng tôi đã hết sức cầu thị. Ban lãnh đạo tập đoàn họp nhiều lần và đi đến thống nhất là phải giảm quy mô các dự án. Ngay khi đó, chúng tôi đã giao dịch với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và một số đơn vị khác để chuyển nhượng các dự án, thu vốn về để tập trung cho nhiệm vụ sản xuất chính.

Giờ nhìn lại cả quá trình, có lúc nào các ông mường tượng thấy tình cảnh Vinashin như hiện nay không?

Chúng tôi đã nghĩ đến nhưng không dám quyết liệt. Chúng tôi đã nghĩ và nói chuyện với nhau về câu chuyện như ngày hôm nay, đưa ra những dự báo. Nhưng vấn đề là không phản ứng một cách quyết liệt bởi lúc đó những lo ngại này chưa thực sự rõ ràng. Ngay những nhà kinh tế thế giới cũng không nghĩ rằng suy thoái kinh tế trầm trọng như vậy. Đây là kém ở khâu dự báo. Khi đó, chúng tôi như cả một đoàn tàu đang lao đi nên việc phanh lại là khó khăn.

Trong khủng hoảng nhiều doanh nghiệp đã đứng vững, vậy phải chăng vấn đề của Vinashin còn do đã phát triển quá “nóng”, tiền đổ về quá nhiều trong thời gian ngắn nên dẫn đến khủng hoảng càng trầm trọng hơn?

Cũng có nhiều suy nghĩ như vậy. Chúng tôi cũng nghiêm túc phân tích về vấn đề này. Thật ra, khi tiền vay về thì phải tiêu, không tiêu thì đồng tiền không sinh lời mà vẫn phải chịu lãi. Ngoài ra, đúng là chúng tôi phát triển quá nóng cả về cơ học và quy mô. Các đơn vị của Tập đoàn trải dài từ Bắc tới Nam, quy mô nhiều ngành nghề dẫn đến việc kiểm soát gặp khó khăn.

Phùng Sưởng - Hà Nhân
Thực hiện

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.