Đến hẹn lại thu

Đến hẹn lại thu
TP - Các cụ ta có câu "Thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ". Thế làm nghề giáo thì ăn gì? Cách nay vài chục năm, dân gian có câu "Nhà văn nhà giáo nhà báo nhà đài, Bốn nhà cộng lại bằng hai nhà nghèo".

> Lại lạm thu
> Trĩu nặng tiền trường

Những nhà giáo ngày nay, có lẽ trừ những thầy cô giáo vùng sâu vùng xa, mấy thầy cô nào ở các đô thị lớn như Hà Nội hay TPHCM mà còn bị xếp vào “nhà nghèo” nữa.

Bởi như "thợ may" thì có vải, "thợ vẽ" có hồ, các thầy cô bây giờ cũng có đủ loại khoản thu ngoài luồng để "nâng cao đời sống".

Chuyện lạm thu năm nào cũng bị kêu ca, rồi Bộ Giáo dục-Đào tạo vào cuộc, nhưng rồi những hình thức thu tiền núp bóng hai chữ "tự nguyện" để "tất cả vì tương lai con em chúng ta" đến năm 2012 này vẫn tồn tại. Nào là quỹ "tấm lòng vàng" dù danh nghĩa là tự nguyện những vẫn có mức sàn.

Học sinh một số trường ngoại thành Hà Nội còn "được" khuyến khích "tự nguyện đăng ký học lớp láp" (lab, ý nói lớp có máy tính để nghe học tiếng Anh) với mức phí vài trăm ngàn/ tháng...?Cũng vì tinh thần "tất cả vì tương lai con em chúng ta" mà ít phụ huynh nào từ chối, để con được "bằng bè bằng bạn".

Khi Bộ Giáo dục-Đào tạo chủ trương cấm dạy thêm học thêm thì người ta lại nghĩ ra chiêu thành lập "trung tâm văn hóa ngoài giờ", thực chất là dạy thêm thu tiền cao gấp nhiều lần học phí chính khóa, kêu gọi thu tiền xây dựng cơ sở vật chất, phát triển trường, quỹ khuyến học...

Những quỹ này cũng được linh động "điều chỉnh tăng" cho phù hợp với tốc độ trượt giá, lạm phát... Đó là chưa kể những khoản thu rất giời ơi đất hỡi như "tiền hỗ trợ cha mẹ học sinh", "tiền chăm sóc", tiền giấy ướt...?

Chẳng thế mà các khoản thu ngoài học phí ít nhất là lớn gấp 3 lần học phí, theo ghi nhận nhiều năm của Sở GD-ĐT TPHCM sau khi khảo sản địa bàn thành phố này.

Cho dù đầu năm 2012, Bộ GDĐT đã ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong đó quy định rất cụ thể những việc mà ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép làm: Không được quyên góp của người học hoặc gia đình học sinh các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện; không dùng kinh phí hoạt động để chi cho các khoản bảo vệ, cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh, trông coi phương tiện, mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học, sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới các công trình của trường...?

Tuy nhiên, chuyện lạm thu, thu ngoài luồng cũng chẳng vì thế mà biến mất. Người ta cũng viện dẫn một số thực tế, không phải là không có lý để thanh minh cho những khoản thu ngoài luồng: Mức học phí hiện tại quá lạc hậu khiến các trường phải thu thêm nhiều khoản để bảo đảm hoạt động của nhà trường.

Nhưng, năm nào các em cũng đóng tiền mua máy chiếu, mua điều hòa nhiệt độ dù máy của năm trước vẫn còn mới thì phải hiểu sao đây?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.