Phá thế độc quyền

Phá thế độc quyền
TP - Khi nghiên cứu về việc làm thế nào để phá thế độc quyền của các doanh nghiệp (DN) độc quyền cũng như kinh nghiệm từ các nước nếu dỡ bỏ độc quyền thì dỡ theo cách nào, một số chuyên gia cho rằng nên chia nhỏ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

* Chuyên gia Phạm Chi Lan

> Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
> Tổng giám đốc Petrolimex nói về minh bạch xăng dầu

Tôi tán thành ý kiến này, vì có như vậy, mới phá bỏ được thế độc quyền về kinh doanh xăng dầu mà Petrolimex hiện đang nắm giữ.

Ở các nước, muốn phá bỏ độc quyền, người ta cho phép trong cùng một lĩnh vực, ít nhất có ba DN đủ mạnh, ngang tầm với nhau để cạnh tranh lẫn nhau. Nếu trong ba DN, có hai DN yếu, rất khó cạnh tranh với DN mạnh còn lại. Ở Việt Nam, chúng ta cũng nên áp dụng cách làm này vì khi đó kinh doanh xăng dầu sẽ cạnh tranh hơn, minh bạch hơn.

Hiện, tại Việt Nam có 17 DN được nhà nước cho phép kinh doanh xăng dầu. Giờ đây, nếu Bộ Công Thương có cấp phép thêm, cũng khó có đơn vị nào đủ mạnh, đủ lớn để cạnh tranh ngang ngửa với Petrolimex vì họ đang chiếm thị phần quá lớn (hơn 50%). Vì thế, Petrolimex có thể lấn át tất cả các DN khác. Hơn nữa, Petrolimex có một lịch sử hoạt động lâu đời và được Nhà nước đầu tư rất nhiều. Toàn bộ hệ thống hạ tầng về kho chứa, đường ống... chỉ duy mỗi Petrolimex có, các đơn vị khác có tham gia kinh doanh xăng dầu cũng rất khó để đầu tư được hệ thống hạ tầng như vậy.

Do đó, cách thiết thực nhất là nên tách Petrolimex thành mấy mảng kinh doanh riêng biệt. Từ đó, để tạo ra sự cạnh tranh lẫn nhau. Sự cạnh tranh này không làm cho Petrolimex mất đi mà làm cho Petrolimex hoạt động có hiệu quả hơn. Từ đó, Petrolimex buộc phải minh bạch hơn trong hoạt động vì sự tồn tại của chính mình cũng như vì lợi ích chung của toàn xã hội. Khi chia ra như vậy, các DN khác trong trường hợp cần, họ có thể cộng tác được với Petrolimex. Chẳng hạn, DN nào đó cần hạ tầng có thể cộng tác được ngay với Petrolimex. Như vậy, các DN mới cùng nhau phát triển được.

Từ một đơn vị rất lớn như Petrolimex, khi chia ra thành ba DN độc lập với nhau, họ sẽ phải cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với các DN khác. Khi chia ba, mỗi một đơn vị sẽ là một phần của Petrolimex. Họ vẫn to hơn một hoặc hai ba DN xăng dầu hiện nay cộng lại. Xét về lâu dài, làm như vậy, các DN kinh doanh xăng dầu khác mới có điều kiện vượt lên được. Vì rõ ràng, nếu họ cạnh tranh với 1/3 Petrolimex sẽ khoẻ hơn là cạnh tranh với cả một “ông lớn” như Petrolimex hiện nay.

Hơn nữa, điều quan trọng là việc chia tách thành ba DN trực thuộc sẽ sử dụng hiệu quả hơn hệ thống hạ tầng hiện nay của Petrolimex. Riêng với việc sử dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện nay của Petrolimex đã làm cho ngành xăng dầu Việt Nam tốt hơn rất nhiều rồi, chứ chưa cần nói đến các vấn đề khác.

Phong Cầm
ghi

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...