Hoạt động của Văn phòng Quốc hội:

Chuyên viên quá tải, đại biểu nghiệp dư

Chuyên viên quá tải, đại biểu nghiệp dư
TP - Theo Phó Chủ nhiệm VPQH, TS Nguyễn Sĩ Dũng, về mặt pháp lý, địa vị của Văn phòng Quốc hội (VPQH) hiện đang có nhiều mâu thuẫn.
Chuyên viên quá tải, đại biểu nghiệp dư ảnh 1
Đại biểu Quốc hội tại nghị trường  Ảnh: Hồng Vĩnh
Hội thảo khoa học “Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Quốc hội-Thực trạng và hướng đổi mới”, diễn ra tại Hà Tĩnh từ 30-31/7.

“VPQH không được Quốc hội thành lập theo Luật Tổ chức Quốc hội, mà ra đời theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nhưng chính Quốc hội lại giao các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho VPQH theo Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật và Luật về Hoạt động Giám sát của Quốc hội”-TS Dũng dẫn chứng.

Với chức năng là “cơ quan giúp việc của Quốc hội, có chức năng tham mưu tổng hợp và tổ chức phục vụ  các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ tịch và các phó chủ tịch Quốc hội, các hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội”, VPQH lẽ ra phải là “cơ quan do luật định” thì mới có vị thế thuận lợi và ổn định trong tổ chức và hoạt động.

Giống như kiểu, danh chưa chính, nên chức năng của VPQH chưa được xác định rõ ràng.

“Thần thiêng nhờ bộ hạ. Lý do tồn tại của VPQH là để giúp việc cho Quốc hội”-TS Dũng nói. Nhưng tham mưu hay hỗ trợ? Khi không rõ mảng công việc thì tất cả các vụ, đơn vị thuộc VPQH đều tham gia tham mưu dẫn đến có khả năng bị hiểu nhầm thành chủ yếu thực hiện chức năng  phục vụ hậu cần. 

Chuyên viên quá tải, đại biểu nghiệp dư ảnh 2Việc  lấy tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ như hiện nay chỉ  khuyến khích tạo ra sự vừa lòng của đồng nghiệp, chứ không khuyến khích phát huy năng lực cá nhân như hình thức thi tuyển các chức danhChuyên viên quá tải, đại biểu nghiệp dư ảnh 3 - TS Nguyễn Sĩ Dũng

Thực tế biên chế của Cục Quản trị chiếm 1/3 tổng biên chế của VPQH. Trong khi chức năng phổ biến của bộ máy giúp việc của cơ quan lập pháp là “hỗ trợ theo nhu cầu của nghị viện và nghị sĩ”. Thế nhưng, trình  độ tham mưu và hỗ trợ cung cấp thông tin từ cán bộ của VPQH để phục vụ đại biểu Quốc hội để thảo luận khi làm luật ra sao?

Chức năng phải rõ khi tham mưu chuyên môn sâu, chứ chỉ quen nói tham mưu tổng hợp thì không rõ, và vì thế không phát triển năng lực của VPQH được.

“Cuối năm các vụ thuộc VPQH làm báo cáo công việc, thành tích rất dễ, vì chỉ cần lấy báo cáo của các ủy ban đem thêm một từ “tham mưu” là xong”-TS Nguyễn Sĩ Dũng hài hước.

Ông Nguyễn Viết Lểnh - người có 31 năm làm việc tại VPQH, nay là đại biểu Quốc hội chuyên trách, kể rằng,  ban đầu ông về VPQH  thì được quán triệt, là cơ quan phục vụ thì phải “bưng bê, kê, dọn, gọi dạ bảo vâng”.

Mệnh lệnh trùng chéo

Hoạt động của bộ máy VPQH là theo cơ chế thủ trưởng và mệnh lệnh hành chính, nhưng các đại biểu Quốc hội lại hoạt động theo chế độ đại nghị (nghị viện) nên không thể ra mệnh lệnh hành chính mà là kỹ năng chính trị.

Nhưng nhiều đại biểu Quốc hội là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội cùng sử dụng đội ngũ giúp việc chung là đội ngũ chuyên viên ở VPQH.

Vậy có việc trùng chéo và khó khăn khi không phải là mệnh lệnh hành chính?

Chuyên viên quá tải, đại biểu nghiệp dư ảnh 4  Phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cho VPQH, cơ quan giúp việc của Quốc hội- lý thuyết thì vậy, nhưng giải quyết trên thực tế rất là khó. Còn xu hướng hiện nay, việc đang tách  nhỏ các vụ ra để phục vụ cho mỗi ủy ban, theo tôi, chỉ là hình thức. Đến lúc nào đó lại phải nhập lại thôiChuyên viên quá tải, đại biểu nghiệp dư ảnh 5 - GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

“Làm việc ở VPQH hơn 20 năm thì tôi thấy rất là khó khi chủ nhiệm ủy ban nào đó ra lệnh do bộ máy vận hành theo cách trùng chéo  hiện nay” - Ông Nguyễn Sĩ Dũng nói.

Ông  Lương Phan Cừ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề Xã hội (người có một thời gian khá lâu làm ở VPQH) chia sẻ với TS Nguyễn Sĩ Dũng ở góc độ tổ chức vận hành bộ máy VPQH.

Đại biểu Quốc hội thì hoạt động theo cơ chế  đại nghị, VPQH hoạt động theo cơ chế thủ trưởng, mệnh lệnh hành chính,  nên đã có ý kiến “quân anh, quân tôi”, và có chuyện “đi với UB nói theo giọng ủy ban, đi với VPQH lại nói theo giọng văn phòng” của các chuyên viên.

“Làm sao cả bộ máy vận hành để hỗ trợ cho nghị viện, chứ không thể xây dựng luật tốt được khi mà cả bộ máy với đầy kinh nghiệm lại không phục vụ tham mưu tốt nhất cho Quốc hội, trong khi chỉ một hai ý kiến tham mưu lại biến thành của số đông” - Ông Cừ  nói.

Chưa phát huy trí tuệ tập thể

Việc quá tải trong  tham mưu và trợ giúp của VPQH cho các đại biểu Quốc hội, các ủy ban là một thực tế do quá trình Quốc hội đang đổi mới.

Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, khó khăn hơn đối với VPQH là hiện nay lại có việc phân tán nguồn lực cán bộ. Có cán bộ rất giỏi về văn bản thì lại đưa sang làm đào tạo đại biểu dân cử.

Chất lượng của cán bộ, chuyên viên đòi hỏi ngày càng cao về tính chuyên môn hóa, song chưa cải thiện được do VPQH chưa áp dụng hình thức thi tuyển các chức danh. 

Ông Lương Phan Cừ lấy ví dụ, có chuyện giám sát chồng chéo gây lãng phí bởi khóa trước giám sát rồi mà khóa này vẫn làm lại. Quốc hội khóa mới thường chỉ còn 1/3 là đại biểu khóa cũ, còn lại là đại biểu mới được bầu, nên có chuyện này phần nhiều là do anh em chuyên viên cấp vụ ở VPQH không tham mưu cho ủy ban khóa mới. 

“Tôi thấy chưa phát huy trí tuệ tập thể. Trước đây  có tranh luận giữa vụ này với vụ kia, nhưng nay thì nhiều việc, quá tải nên vụ nào vụ nấy cứ xong việc mình là đem trình nên chất lượng văn bản thấp. Chúng ta hiện chưa có nghị sĩ chuyên nghiệp, nếu cung cấp thông tin và tham mưu của đội ngũ giúp việc ở VPQH không đầy đủ, không đến cùng thì việc tranh luận một vấn đề trong làm luật là không đơn giản” - Ông Cừ thẳng thắn.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng, phát hiện bất cập trong cơ chế bổ nhiệm công chức VPQH là rất tốt để suy nghĩ cách khắc phục. Khi sửa Luật Tổ chức Quốc hội, chắc chắn phải đưa ra bàn. Song có những vấn đề đúng và mới nhưng hiện tại chưa giải quyết được.

“Nước ta, đại biểu Quốc hội không ai được trợ giúp thực thụ để làm việc. Nếu mỗi đại biểu Quốc hội có một người giúp việc thì ngân sách chi ra rất lớn. Nhưng nếu không có người giúp việc thì rất khó làm việc bởi các Ủy ban không nắm được quân của mình mà phụ thuộc hoàn toàn vào VPQH”-Ông Thuyết nói.

Ông cũng đưa ra so sánh, ở Indonesia, lương của nghị sĩ là 4.000 USD, trong đó 2.000 USD để thuê người giúp việc; ngay cả Campuchia thì lương nghị sĩ cũng đã 2.000 USD. 

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.