Chuyện với một nghị sĩ đa đoan

ÐBQH Lê Thanh Vân (bìa phải) trong lần tiếp xúc cử tri.
ÐBQH Lê Thanh Vân (bìa phải) trong lần tiếp xúc cử tri.
TP - Trong tiếng Việt, cái từ đa đoan thường dùng cho lĩnh vực chị em. Nhưng trên thực tế, cứ gì chị em là phái yếu mới vướng đa đoan? Mạo muội nghĩ thêm, ngay giới nghị sĩ - ÐBQH nước Nam mình cũng nhiều vị đa đoan lắm.

Nhạy cảm và có nhiều duyên nợ với cử tri, tâm huyết đến cùng với những vấn đề bức xúc của họ trong lộ trình mệt mỏi gian nan phản biện, giám sát… Phẩm chất ấy luôn phát lộ lẫn tiềm ẩn ở nhiều đại biểu dân cử các khóa của QH.

Lẩn mẩn thống kê chợt phát hiện một tình cờ thú vị. Hình như cái gene đa đoan “di truyền” kế tục, nối tiếp ở bốn vị nghị sĩ cùng quê xứ Thanh? Mà cả 4 ông cùng họ Lê? Đó là ĐBQH Lê Văn Cuông (Khóa 11,12) Lê Như Tiến (ĐBQH khóa 13) Lê Nam (ĐBQH khóa 13) và Lê Thanh Vân (ĐBQH khóa 13,14).

Ba vị trước, các phương tiện truyền thông đã đề cập  vô số duyên nợ của họ với cử tri. Bây giờ mời bạn đọc theo dõi cuộc trò chuyện giữa nhà báo Xuân Ba với nghị sĩ Lê Thanh Vân ĐBQH nhiệm kì 2016-2021 (Đoàn Đại biểu Quốc hội Cà Mau), Ủy viên Thường trực, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ba Lan. Ông từng là ĐBQH khóa 13 nhiệm kì 2011-2016, thuộc đoàn Hải Phòng.

 Nhiều cái đầu tiên

̀ng đảm nhiệm nhiều vị trí công việc ở QH rồi sau này là Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, nhưng với bản chất, tư duy phản biện, giám sát của một nghị sĩ nên ông đã phấn đấu trở thành một ĐBQH chuyên trách?

Nhà báo không sợ ĐBQH tự ái khi gán cái từ “đa đoan” hơi bị nông nổi của phái yếu để ví với  bản tính lam làm nhiệt tình ham việc của người đại diện cử tri sao? Nói vui vậy thôi, tôi quả là ôm lắm việc… Từng đảm nhiệm nhiều chức vụ trong bộ máy giúp việc của Quốc hội, từ Phó Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu thuộc VPQH,Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học, tiếp đó là Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp.

Sau khi được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu tôi ra ứng cử ĐBQH khóa XIII ở TP Hải Phòng và trúng cử. Rồi tôi được QH bầu làm Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách (TCNS) và được phân công làm Ủy viên Thường trực của UB này. Cho đến tháng 3/2014, thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ tôi về Hải Dương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy và được phân công phụ trách công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng.

Tôi nhớ lần đó, anh Phan Trung Lý (khi ấy là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật (UBPL), sau làm Chủ nhiệm UBPL khóa XIII-XB) gọi điện nói, lãnh đạo QH giao chủ trì soạn thảo 2 nội dung: Tổng kết Hiến pháp 1992 và đề xuất những nội dung sửa đổi Hiến pháp. Do việc gấp, phải hoàn thành ngay để báo cáo Ban Bí thư, tôi đề nghị anh Lý giao cho tôi toàn quyền chỉ định những anh em mà tôi thấy có năng lực vào nhóm nghiên cứu. Chỉ trong vòng 6 tiếng đồng hồ (từ 14h chiều đến 20h tối), tôi và nhóm nghiên cứu đã hoàn thành đề cương của 2 nội dung ấy.

Trích ngang chút để thấy rằng, tôi đã “mặc” nhiều chiếc “áo” và cái ý tôi phấn đấu để làm ĐBQH chuyên trách mới “vừa” phom của tôi… Tôi muốn nói lại rằng, tôi chẳng từ nan nhiệm vụ nào cả khi tổ chức tin tưởng, giao nhiệm vụ.

Hình như ông người đầu tiên đưa ra ý tưởng chất vấn trực tiếp cũng như việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo thuộc sự giám sát của Quốc hội. Từ đề xuất đến thực tế, ông cọ́p vướng trở gì không?

Từ lâu ý tưởng ấy nung nấu ấp ủ tôi. Tôi trực tiếp gặp và đề xuất với Chủ tịch QH Nguyễn Văn An. Rất vui tôi đã gặp được điều mà ông rất tâm đắc. Chỉ có điều, vào thời điểm ông làm Chủ tịch QH, thì ông chỉ có thể làm cho hoạt động chất vấn tại các kỳ họp QH trở nên sôi động hơn, thực chất hơn. Đó là dấu ấn của Nguyễn Văn An. Còn việc bỏ phiếu tín nhiệm, mãi đến khóa XIII (2011-2015) sau này mới tiến hành, mà cũng chỉ tiến hành ở mức độ “lấy phiếu tín nhiệm” thôi, chứ việc “bỏ phiếu tín nhiệm” thì chưa và việc ấy chỉ tiến hành khi có kết quả của “lấy phiếu tín nhiệm”.

Từ đề xuất đến thực tế, tôi thấy không có trở ngại nào cả, bởi mình cũng chỉ là người đề xuất. Và những đề xuất ấy lại được Chủ tịch Nguyễn Văn An đánh giá cao.

Khi mới tham gia Quốc hội, tại kỳ họp đầu tiên, ông đề xuất ý kiến về việc ban hành Luật trọng dụng nhân tài, coi đó là “Chiếu cầu hiền” của Đảng và Nhà nước. Rằng hay thì thật là hay, nhưng trên thực tế, chiếc chiếu cầu hiền ấy có thể rải khắp ở mọi thời điểm lẫn địa điểm?

Đề xuất về việc ban hành Luật Trọng dụng nhân tài được tôi nung nấu từ lâu. Ý tưởng ấy bắt nguồn từ việc tôi thích lịch sử nước nhà. Tôi từng tiếp cận với nhiều tài liệu, sách báo… Thời gian qua Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương về trọng dụng nhân tài, nhưng mỗi nơi làm một khác, mà chưa có bộ quy tắc chung cho cả nước. Trọng dụng nhân tài thời nay, nhiều khi dường như chỉ là “mốt” nơi cửa miệng của nhiều vị có chức quyền, còn thực tiễn không phải thế! Phải có Luật để đưa bộ quy tắc có tính bắt buộc về những vấn đề liên quan đến trọng dụng nhân tài, thì mới có nguồn lực tinh hoa ra giúp dân, giúp nước. Các triều đại thịnh trị, các quốc gia phát triển, nhờ có chính sách trọng dụng nhân tài, đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc. Và, suy cho cùng, thì chỉ có nhân tài mới nhận ra nhân tài mà thôi!

Đó là lý do vì sao tôi theo đuổi ý tưởng này. Tại kỳ họp đầu tiên của QH khóa XIII, tôi đề xuất ban hành Luật Trọng dụng nhân tài và liên tục đến kỳ họp thứ ba tôi kiến nghị, thì QH đưa vào Nghị quyết, giao Chính phủ nghiên cứu, báo cáo QH. Đến khi tôi về Hải Dương, Văn phòng Chính phủ gọi điện mời tôi đến dự cuộc họp bàn về vấn đề ấy, nhưng do bận tôi không về dự được. Cho đến nay, tôi không thấy nhắc nữa. Tôi hy vọng sẽ có ngày Quốc hội ban hành “Chiếu cầu hiền” ấy.

 Là một luật sư, được biết ông luôn đau đáu đến cơ chế làm luật. Ông từng đưa ra ý kiến về việc thành lập Hội đồng Lập pháp (thay mặt Quốc hội hoạt động quanh năm). Lộ trình đến thời điểm này ra sao rồi?

Ý tưởng thành lập Hội đồng lập pháp hoạt động quanh năm mà tôi đề nghị khi QH thảo luận về sửa đổi Hiến pháp bắt nguồn từ nhiều lý do. Đó là, QH nước ta không hoạt động thường xuyên quanh năm; 1/4 các ĐBQH lại kiêm nhiệm; kinh nghiệm lập pháp và sự am hiểu tường tận về những vấn đề cần quy phạm hóa bằng luật còn hạn chế… Thế thì làm sao có thể ban hành nhiều luật bảo đảm chất lượng được?

Với bối cảnh ấy, khi là thành viên Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp, tôi đã đề nghị có một Hội đồng lập pháp, trên cơ sở tập hợp các ĐBQH chuyên trách ở T.Ư và địa phương làm việc quanh năm. Hội đồng này có quyền ban hành các đạo luật có nội dung ít phức tạp, nhưng phải chuẩn mực về tính quy phạm, để điều hành, quản lý đất nước. Các đạo luật do Hội đồng này ban hành phải được QH phê chuẩn trước khi thực hiện. Nếu làm được điều ấy, thì có nhiều cái lợi: Thứ nhất, là số lượng văn bản luật sẽ nhiều hơn, chất lượng sẽ tốt hơn. Thứ hai, là Chính phủ và các Bộ, ngành sẽ không còn dành nhiều thời gian cho xây dựng thể chế, để tập trung vào công tác quản lý, điều hành thực chất hơn. Thứ ba, là dân đỡ khổ, vì quy định của các đạo luật ấy sẽ mạch lạc, ổn định hơn. Tiếc rằng, đề xuất ấy không được chấp nhận. Nên, hỏi về lộ trình thực hiện, điều đó không thuộc thẩm quyền của tôi.

Ông cũng là người đầu tiên đề xuất việc thi tuyển chức danh đối với hàm Thứ trưởng trở xuống. Sau đó Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan đầu tiên thực hiện việc này. Ông lý giải tại sao trên thực tế phương thức này vẫn thưa thớt và chưa mấy hiệu quả?

Tại kỳ họp thứ ba của QH khóa XIII, khi phát biểu về KTXH, bàn về chất lượng bộ máy và cán bộ, tôi có đưa ra đề nghị ấy. Không chỉ thế, tôi còn kiến nghị, đối với các chức danh do bầu cử, thì phải có tranh cử và các ứng cử viên phải trình bày được chương trình, kế hoạch hoạt động của mình trước cơ quan có thẩm quyền. Đối với các chức danh do bổ nhiệm, nhất định phải qua thi tuyển. Cứ xem lại lịch sử sẽ rõ hiệu quả của việc tuyển chọn quan lại dưới thời vua Lê Thánh Tông thì đủ thấy đất nước hồi đó thái bình, thịnh trị như thế nào. Tất cả đều do công tác nhân sự mà ra.

Chuyện với một nghị sĩ đa đoan ảnh 1 Về cùng dân vùng sông nước.

Còn vì sao trên thực tế việc này chưa làm được? Tất cả đều do nhận thức mà thôi! Gần đây, Nghị quyết T.Ư lần thứ 4 khóa XI và lần thứ 4, thứ 5 khóa XII của Đảng đã đề cập đến vấn đề này. Việc thể chế hóa chủ trương ấy còn phải chờ các cơ quan Đảng, Nhà nước, đặc biệt là QH. Tôi thấy việc này không thể không làm.

Về chất lượng cán bộ, tôi đã nhiều lần viết thư gửi Trưởng ban Tổ chức T.Ư để góp ý về việc phân loại và bố trí cán bộ chủ chốt theo từng nhóm ở từng lĩnh vực.

Vâng, cử tri vẫn rất ấn tượng khi ĐBQH Lê Thanh Vân cũng là ĐBQH đầu tiên lên tiếng về vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) rằng Chủ tịch Hạ̀i phải sớm tổ chức đối thoại với nhân dân xã Đồng Tâm. Và cuộc đối thoại sau đó đã được tiến hành thành công vào ngày 22/4/2017. Nhưng sau đối thoại, rất nhiều vấn đề đã phát sinh và chưa được giải quyết dứt điểm. Ông có đề xuất, kiến nghị gì́i?

Thấy vụ việc Đồng Tâm có nguy cơ phức tạp, tôi thấy lo lắng và với tư cách là ĐBQH, tôi nghĩ mình phải lên tiếng.

Mấu chốt ở đây là chính quyền phải vào cuộc. Cấp cơ sở, cấp huyện đã không được thì phải cấp thành phố. Chủ tịch UBND các cấp phải là người nắm chắc pháp luật, tường minh chủ trương, theo thẩm quyền phải giải quyết ngay tại chỗ sẽ không dẫn đến tình trạng bức xúc như vậy.

Tôi cũng băn khoăn chưa có ĐB Hà Nội lên tiếng thì mình có nên lên tiếng hay không? Nhưng thấy tình hình càng ngày càng căng thẳng nên tôi thấy rất lo. Vì vậy tôi nghĩ phải lên tiếng, trước hết việc đối thoại với dân là cần kíp. Chỉ có đối thoại mới mang đến hình ảnh của chính quyền công khai, minh bạch, gần dân. Cái gì phản ứng của người dân chưa đúng thì nhân dịp ấy phải thẳng thắn trao đổi…

“Nước xa không thể cứu được lửa gần”. Theo tôi, rất cần có sự xuất hiện của người đứng đầu UBND TP, người có thể đưa ra quyết định để giải quyết ngay vụ việc.

Gác cổng cần mẫn, tinh tường

Chiều 18/11/2017 ông chất vấn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với câu hỏi “Thủ tướng thấy có hài lòng với kết quả điều hành kinh tế-xã hội đất nước năm 2017 không? Trong những trăn trở về vận nước, Thủ tướng thấy nỗi lo lớn nhất hiện nay là gì? Tại sao Việt Nam chưa thể phát triển đột phá với tiềm năng, lợi thế của mình?” Xin hỏi ĐBQH Lê Thanh Vân có thấy hài lòng sau khi nghe Thủ tướng trả̀i?

Với câu hỏi ấy và với câu trả lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tôi thấy khá hài lòng, bởi chính Thủ tướng cũng nói Thủ tướng cũng chưa hài lòng với kết quả điều hành kinh tế - xã hội trong năm 2017, dù đã đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu mà QH giao.

Còn câu hỏi Thủ tướng thấy nỗi lo lớn nhất hiện nay… Là bởi tôi chợt nghĩ và tâm đắc với bài “Quốc tộ” (Vận nước) của thiền sư Đỗ Pháp Thuận trả lời vua Lê Đại Hành. Xin sẻ chia với nhà báo Quốc tộ như đằng lạc/ Nam thiên lý thái bình/Vô vi cư điện các/ Xứ́́c đao binh (Vận nước như dây mây quấn quýt. Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình/Vua và triều đình thư thả nơi cung điện/Ắt khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh).

Đối với những ai có trách nhiệm, thì vận nước lúc này rất đáng suy ngẫm. Câu hỏi lớn là vì sao đất nước ta chưa phát triển đột phá như tiềm năng, lợi thế của mình? Có lẽ, vấn đề cốt tử, đó không chỉ là đường lối đúng đắn, mà là lòng dân và chính sách trọng dụng nhân tài.

Chuyện với một nghị sĩ đa đoan ảnh 2 ÐBQH Lê Thanh Vân xuống vùng sâu, vùng xa.

Vâng, tương tự̉ tri cũng có quyền đặt câu hỏi đại loại, ĐBQH Lê Thanh Vân hành nghề chuyên trách ra sao? Rằng ông có hài lòng với mình không?

Là một ĐBQH chuyên trách, ngoài thời gian kỳ họp QH, tôi phải làm việc cùng Thường trực ủy ban và công việc của ủy ban thì rất nhiều. Nhưng, với trách nhiệm là ĐBQH, tôi còn phải thường xuyên tiếp xúc cử tri nơi bầu ra mình, tham gia giám sát, khảo sát, tiếp dân… theo kế hoạch của Đoàn ĐBQH. Tôi cũng phải đọc đơn, thư mà cử tri gửi đến, rồi chuyển cho các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và đôn đốc họ giải quyết để trả lời ý kiến cử tri. ĐBQH không phải là người có quyền hành mọi thứ, nên chỉ có tiếng nói và việc làm theo quy định của pháp luật. Tôi gắng hết sức để không phụ lòng bao lá phiếu bầu cho tôi. Trong muôn vàn đơn, thư mà tôi nhận được, chỉ một vài lá đơn chưa được giải quyết dứt điểm cũng khiến tôi áy náy…

Kênh thông tin chủ yếu của tôi, ngoài những thông tin chính thống được cung cấp, tôi thường đọc sách, báo; xem tivi, nghe đài; nghe dân nói ở các cuộc tiếp xúc cử tri, nghe dân nói ở vỉa hè, quán nước, ở trên những phương tiện giao thông, ở các cuộc gặp gỡ bạn bè… Thông tin thì phong phú, nhưng điều quan trọng là phải biết chọn lọc, nhận diện đúng, sai từ những thông tin ấy. Thông tin nào có đủ cơ sở tin cậy, thì tôi sử dụng vào công việc của mình.

Tôi chẳng bao giờ hài lòng trong hoạt động giám sát của bản thân, vì quyền năng có hạn, mà mong muốn thì nhiều.

Đã hai nhiệm kỳ ông là Ủy viên Thường trực Ủy ban tài chính, Ngân sách của Quốc hội, với tư cách “người gác cổng” cho Quốc hội trong chuyện giám sát thu, chi ngân sách, ông có ý kiến gì trước thực trạng quy trình lập ngân sách của ta hiện nay là quy trình ngược bởi còn tồn tại mô hình ngân sách lồng ghép giữa trung ương và địa phương dễ dàng dẫn đến cơ chế xin cho. Bản thân ông và UB sắp tới có biện pháp gì để ứng phó, khắc phục?

Bản thân tôi cũng chỉ là một thành viên của Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) và UB TCNS cũng đã làm hết mình để cùng các cơ quan chức năng khác làm tốt nhiệm vụ “người gác cổng” cho Nhà nước về ngân sách. Nếu ai quan tâm đến hoạt động của QH, có thể thấy những báo cáo thẩm tra của UBTCNS thường bày tỏ chính kiến rất rõ ràng, mạch lạc khi thẩm tra các dự án luật, hay các báo cáo công tác về dự toán, quyết toán ngân sách, bố trí vốn cho đầu tư công.

Về quy trình ngân sách hiện nay, quả là còn nhiều bất cập. Dịp sửa đổi Hiến pháp, đã có quan điểm về việc đổi mới hệ thống ngân sách lồng ghép như hiện nay, nhưng chưa được chấp nhận. Hệ thống ngân sách của chúng ta hiện nay rõ ràng đang bộc lộ những điểm yếu kém, hạn chế. Vì vậy, cơ chế xin, cho chưa thể ngăn chặn triệt để. Để khắc phục tình trạng ấy, gần đây, QH đã ban hành nhiều quy định trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn, phân cấp ngân sách đầy đủ hơn cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Đáng chú ý là vừa qua, QH đã ban hành nghị quyết thí điểm cho Thành phố HCM một số cơ chế tự chủ về ngân sách. Đây có thể coi là những động thái tích cực, làm tiền đề cho việc đổi mới mạnh mẽ hơn về quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới.

Xin lỗi, các thành viên UB TCNS của QH và bản thân ông liệu có đủ mạnh để thẩm định giám sát những vấn đề gai góc nhạy cảm cả sức ép (nếu có) của chính phủ?

Trong các báo cáo thẩm tra của UB TCNS, thì quan điểm, chính kiến rõ ràng về kiểm soát bội chi, tăng thu ngân sách, bảo đảm để mỗi đồng tiền thuế của dân được sử dụng đúng mục đích luôn là quan điểm chủ đạo. Không có sức ép nào cả. Chúng tôi nhiều lần nêu rõ quan điểm không tán thành với dự toán thu, chi ngân sách của Chính phủ. Đồng thời, UB TCNS cũng nhiều lần khẳng định quan điểm nhất quán về quản lý nợ công. Những việc làm ấy phần lớn là diễn ra ở khâu chuẩn bị, còn khi đưa ra QH xem xét, quyết định, thì hầu như chỉ còn một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Nhưng, nhìn chung, hầu hết các báo cáo thẩm tra của UB TCNS được QH đánh giá cao.

Có chạy được vào Quốc hội không?

́t nhiên chi tiết nguyên ĐBQH Châu Thị Thu Nga khai dùng hàng chục tỷ để chạy vào… QH sẽ được thể hiện và xét xử ợ̉t vụ khác. Nhưng tòa bác thì rác vẫn còn.  Trong suy nghĩ của cử tri vẫn đọng lại nhiều gờn gợn lẫn rờn rợn… Ông có thể thẳng thắn, sòng phẳng rằng, có chuyện chạy được vào QH không? Bản thân ông từng mắc phải những trục trặc không đáng có khi ứng cử ĐBQH khóa 14 với cơn cớ không trúng vào thường vụ Tỉnh ủy thì không được ứng cử ĐBQH?

Trường hợp nguyên ĐBQH Châu Thị Thu Nga khai trước tòa việc sử dụng một khoản tiền lớn để “chạy” vào QH chắc chắn sẽ phải được làm rõ. Tôi nghĩ, tiêu cực trong công tác cán bộ thời gian qua đã được dư luận nêu ra rất gay gắt. Rõ ràng, hiện tượng chạy chức, chạy quyền đang hiện hữu trong đời sống chính trị - xã hội của chúng ta. Vì vậy, việc “chạy” vào QH để có một vị thế, có một ảnh hưởng, có lợi cho cá nhân ai đó là có thể xảy ra. Nhưng, việc này diễn ra trong bóng tối, khó mà phát hiện. Chỉ khi có manh mối và các cơ quan chức năng vào cuộc, thì sự việc mới bị phát lộ mà thôi!

Chuyện với một nghị sĩ đa đoan ảnh 3 ÐBQH Lê Thanh Vân.

Tôi rất muốn các cơ quan bảo vệ pháp luật lôi ra ánh sáng để xử lý thật nghiêm khắc hành vi hối lộ trong việc chạy chức, chạy quyền để làm trong sạch bộ máy và trả lại danh dự cho những người tử tế. Hành vi ấy thật vô liêm sỉ.

Đối với việc tôi tái cử làm ĐBQH khóa XIV, có câu chuyện ở Hội nghị Hiệp thương của UBTWMTTQVN. Có vài ba người, mà những người này tôi không hề biết mặt, phát biểu cho rằng, việc tôi không trúng cử vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương khóa vừa rồi là không hoàn thành nhiệm vụ. Và ngay tại Hội nghị ấy, đã có tiếng nói phản bác rồi! Kết quả Hội nghị cũng đã minh định điều ấy. Tôi chẳng có gì ngạc nhiên, bởi việc nói là quyền của vài người ấy. Với tôi, giao việc gì thì làm việc ấy và ra sức làm thật tốt. Danh tiếng của một người đâu cứ phải đong đếm bằng nhận xét của vài ba người không thiện chí.

Tôi rất thích hai câu của Đức Phật Trần Nhân Tông trong một bài kệ “Thị phi hai tiếng tan theo gió/ Danh lợi lòng đà lạnh với mưa”.

Về cuộc sống riêng, tôi thấy mình là người may mắn nhất là đường vợ con. Khoe chuyện ấy là điều chẳng nên chút nào, nhưng nói về vợ con và gia đình, tôi rất hài lòng và yên tâm. Chỉ có điều, tôi rất lo cho con tôi khi bước vào đời…

Làm người thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không lên án đã thấy chướng nữa là một ĐBQH  thì lại càng không nên bịt mắt, che tai để im miệng được. Nhưng đức tính thẳng thắn có khi lại là một tai họa. Với tôi, thì nói ra lời ngay để mô tả đúng thực trạng là điều cần thiết. Một ĐBQH mà không dám nói lên tiếng nói của Dân thì hổ thẹn lắm!

MỚI - NÓNG