Bộ trưởng TNMT:

Có 'giao dịch ngầm' đất ở đặc khu

Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Ảnh Như Ý
Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Ảnh Như Ý
TPO - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà cho rằng, ở các đặc khu cần có cơ chế, quy chế đặc biệt, nếu Quốc hội ban hành Nghị quyết mang tính đặc thù để quản lý đất đai ở đây thì sẽ rất tốt.

Chiều 4/6, nêu chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đại biểu Nguyễn Anh Trí, Hà Nội đặt câu hỏi: Về tình trạng đầu cơ đất đai ở các đặc khu diễn ra phức tạp, gây bức xúc cho xã hội. Bộ trưởng có giải pháp gì về việc này?

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, vấn đề này liên quan đến “tầm nhìn” của người đầu tư và kỳ vọng vào sự phát triển của các đặc khu. Theo quy luật, nhà đầu tư sẽ đổ vào đó “đón đầu”. Theo ông Hà, dù biết việc này nhưng chưa phòng ngừa được bằng các chỉ thị, mà câu chuyện ở sân bay Long Thành là ví dụ, người dân dùng nhiều biện pháp giao dịch ngầm.

Ở 3 đặc khu và những nơi khác, theo ông Hà, việc đưa ra những nội dung trong chỉ thị là đúng đắn, nhưng hình thức ra chỉ thị không phù hợp quy định pháp luật.

“Cần có cơ chế quy chế đặc biệt, nếu Quốc hội ban hành Nghị quyết mang tính đặc thù để quản lý đất đai ở đây thì sẽ rất tốt”, ông Hà nói.

Từ thực tế triển khai các dự án, theo ông Hà, tình trạng sốt đất là đương nhiên, nhưng chủ yếu ở đây là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp trái phép. Dù có giao dịch ngầm nhưng việc kiểm tra xử lý chưa được kịp thời. Về giải pháp, ông Hà cho rằng, phải có thông báo, chẳng hạn như nếu giao dịch trái pháp luật thì khi đền bù sẽ áp dụng biện pháp thế nào đó để đảm bảo công bằng, để nhà đầu cơ không vào ôm đất.

“Địa phương phải xem hồ sơ đất đai để quản lý hiện trạng đất đai, để đền bù cho công bằng, xứng đáng với người dân ở đó, còn người đầu cơ phải có biện pháp để họ không cơ hội trong việc này”, ông Hà nói.

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.