Có thể dùng tàu tuần tiễu pháo bắt buôn lậu

Cảnh sát biển Vùng 1 bắt giữ tàu than lậu ở Hải Phòng
Cảnh sát biển Vùng 1 bắt giữ tàu than lậu ở Hải Phòng
TP - Bổ sung lực lượng, hiện đại phương tiện, tăng cường kinh phí, nhiên liệu… là những đề nghị của các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Cảnh sát Biển (CSB) và Hải quân tại Hội nghị sơ kết đợt cao điểm chống buôn lậu than, khoáng sản trên vùng biển Đông Bắc và tuyến biển miền Trung diễn ra sáng 16-2, dưới sự chủ trì của Trung tướng Trần Quang Khuê - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cảnh sát biển Vùng 1 bắt giữ tàu than lậu ở Hải Phòng
Cảnh sát biển Vùng 1 bắt giữ tàu than lậu ở Hải Phòng.

Tháng 6-2010, Bộ Tổng Tham mưu ra chỉ thị 33/CT-TM về tăng cường đấu tranh phòng chống buôn lậu than, khoáng sản. Đợt cao điểm được phê duyệt và giao cho BĐBP chủ trì, phối hợp Hải quân và CSB thực hiện, góp phần làm giảm vấn nạn này.

Từ đầu tháng 7 đến cuối năm 2010, lực lượng biên phòng toàn quốc đã phát hiện, bắt giữ 73 vụ buôn lậu than, khoáng sản trên biển, tạm giữ trên 81 nghìn tấn than và gần 5,5 nghìn tấn quặng các loại.

Ngày 28-8-2010, Hải đoàn 38 BĐBP đã bắt giữ tàu Viễn Đông 38 của Cty CP Thương mại Viễn Đông có trụ sở ở Hải Phòng vận chuyển 3.000 tấn than cám. Thủ đoạn là dùng hồ sơ của một lô hàng khác nhằm hợp thức hoá số than lậu này của chủ hàng đã bị lực lượng đặc nhiệm Cục Phòng chống tội phạm Ma túy BĐBP lật tẩy. Đây cũng là thủ đoạn khá phổ biến được các đầu nậu thường xuyên sử dụng.

Theo Trung tướng Trần Quang Khuê, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Quốc phòng coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và giao cho các đơn vị trực thuộc vào cuộc tích cực. Nạn buôn lậu than, khoáng sản trên Vịnh Bắc bộ và vùng biển miền Trung không còn nóng như trước.

“Tuy nhiên, số vụ buôn lậu bị bắt giữ vẫn chưa triệt để và còn sót lọt nhiều” - Trung tướng Trần Quang Khuê, nói.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô - Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm Ma túy BĐBP cho biết, sự phối hợp giữa các lực lượng trong thời gian qua có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên còn một số cán bộ bị vô hiệu hóa, bị đối tượng buôn lậu móc nối, nên khi hiệp đồng đấu tranh thường bị lộ, dẫn đến tình trạng không tin tưởng lẫn nhau và nhiều khi phối hợp chỉ mang tính hình thức.

Để tăng cường sức mạnh cho các lực lượng Quân đội tham gia chống buôn lậu và gian lận thương mại, Trung tướng Trần Quang Khuê yêu cầu BĐBP, Hải quân và CSB có kế hoạch hiệp đồng phù hợp, hiệu quả, trong đó BĐBP vẫn là lực lượng chủ trì.

Trung tướng Trần Quang Khuê cũng nhất trí với những đề xuất về tăng cường lực lượng, bảo đảm kinh phí, nhiên liệu, chế độ chính sách cho các đơn vị chuyên trách.

“Những lúc cần huy động lực lượng để truy đuổi, xử lý thì đơn vị gần nhất phải chấp hành. Chỉ trừ những tàu tên lửa và tàu chiến lớn, thì từ tàu tuần tiễu pháo trở xuống có thể huy động” - Phó Tổng Tham mưu trưởng nhấn mạnh.

Đại tá Đỗ Minh Thái - Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân: Tất cả những phương tiện có thể huy động nên có cơ chế linh hoạt để chống buôn lậu than, khoáng sản trên biển một cách kịp thời. Những đối tượng buôn lậu rất hiểu về lực lượng chuyên trách nên có thể coi đây là cuộc chiến cam go. Lực lượng Hải quân chắc chắn không có tiêu cực vì chúng tôi chỉ tham gia phối hợp khi có đề nghị từ phía đơn vị bạn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.