Cơ trưởng gần 30 năm kinh nghiệm bay nói về sự cố Mi 171

Máy bay Mi 171 trong một lần làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở Phú Quốc - Ảnh: Trung Hiếu
Máy bay Mi 171 trong một lần làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở Phú Quốc - Ảnh: Trung Hiếu
Theo phi công này (anh đề nghị không nêu tên - PV), hai nguyên nhân nguy hiểm khiến máy bay gặp sự cố là do bốc cháy khi đang bay hoặc bị mất lái. 

Trao đổi với PV, một cơ trưởng có gần 30 năm kinh nghiệm bay, thuộc Lữ đoàn Không quân 918, đã có những nhận định về sự cố trực thăng Mi 171 rơi khi bay huấn luyện, xảy ra trong sáng 7/7.

Theo phi công này (anh đề nghị không nêu tên - PV), hai nguyên nhân nguy hiểm khiến máy bay gặp sự cố là do bốc cháy khi đang bay hoặc bị mất lái. Khi đang bay, nếu máy bay cháy thường dẫn tới khả năng nổ trên cao vì trên máy bay chứa nhiều tấn nhiên liệu dễ cháy nổ. Còn nếu mất lái thì phi công sẽ khó kiểm soát được tình hình. Lúc này máy bay sẽ rơi tự do và hậu quả khó nói hết được.

Theo thống kê, hàng không là phương tiện vận tải và đi có mức độ an toàn cao so với các phương tiện khác. "Nhưng một thực tế chung là khi anh có số giờ bay càng nhiều thì sự cố tai nạn càng tỷ lệ thuận với số giờ bay. Nói cách khác là khi anh bay nhiều thì tỷ lệ tai nạn càng lớn", người cơ trưởng có kinh nghiệm gần 30 năm bay này nói.

Anh nhận định thêm: Không ai mong muốn sự cố xảy nhưng cũng như bao ngành nghề khác, sự cố trong ngành hàng không không phải là ngoại lệ. Các nước có trình độ hàng không phát triển vẫn xảy ra sự cố. Chưa kể hàng không là ngành rất nhạy cảm trong mọi thứ, nhất là vấn đề kỹ thuật. 

"Ở đây điều tôi muốn nói, sự cố mình không thể tránh được nhưng mình cần hạn chế để xảy ra sự cố. Bằng cách nào? Chỉ có cách cơ trưởng hay phi công phải chuẩn bị thật cẩn thận trước mọi chuyến bay. Kinh nghiệm gần 30 năm bay, chuyến bay nào càng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, anh em phi công rất yên tâm. Công tác bảo dưỡng, bảo hành chuyên nghiệp cũng giúp anh em phi công an tâm khi bay", anh nói thêm.

Theo Trung Hiếu

Theo Thanh Niên
MỚI - NÓNG