Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005: Vì sao chậm?

Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005: Vì sao chậm?
TP - Bộ NN&PTNT vừa công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005. Theo đó, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 37%. Tuy nhiên, việc công bố hiện trạng rừng quá chậm đã gây nhiều phiền toái cho việc hoạch định chính sách và các chủ rừng.
Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005: Vì sao chậm? ảnh 1
Ông Hứa Đức Nhị - Thứ trưởng  Bộ NN&PTNT

Ông Hứa Đức Nhị - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã trao đổi với PV Tiền phong xung quanh vấn đề này.

Từ đầu năm đến nay, hiện trạng rừng đã có nhiều thay đổi chưa, thưa ông?

Khó có thể nói được. Bởi do đặc thù ngành lâm nghiệp (diện tích rừng nhiều, địa hình phức tạp) nên cứ 5 năm tiến hành điều tra rừng một lần đã là khó rồi, huống gì hằng năm. Tuy nhiên, diện tích rừng bị phá (cháy, chặt…) thì anh em luôn phải cập nhật.

Sự chậm trễ trong việc công bố hiện trạng rừng (giữa năm 2006 mới công bố hiện trạng rừng năm 2005) có ảnh hưởng quá trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thưa ông?

Đúng là chậm trễ và có ảnh hưởng. Đó là do việc điều tra rừng gặp rất nhiều khó khăn, chưa thể khắc phục ngay.

Để thống kê tài nguyên rừng, hiện nay chúng ta đang tiến hành cùng lúc theo hai cách: cán bộ kiểm lâm địa bàn lấy số liệu từ việc trực tiếp kiểm tra thực tế địa bàn và số liệu điều tra của Viện Điều tra quy hoạch rừng (thường là đi thực địa và qua ảnh viễn thám).

Tuy nhiên, hai số liệu này có thể vênh nhau. Đặc biệt, đợt vừa rồi, số liệu thống kê rừng toàn quốc năm 2005 đã vênh nhau khá lớn. Chúng tôi đã yêu cầu kiểm tra lại để thống nhất số liệu mới cho công bố.

Số liệu tài nguyên rừng thông qua giải mã ảnh viễn thám thiếu chính xác?

Ông Nhị cho biết: Đến 31/12/2005, cả nước có 12,616 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 10,28 triệu ha, còn lại (hơn 2,3 triệu ha) là rừng trồng.

Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 37% (tăng 0,3% so với năm 2004). Tuy nhiên, nếu so sánh với số liệu năm 1999 thì thấy: diện tích rừng tự nhiên năm 2005 lại nhiều hơn rừng tự nhiên năm 1999 (9,44 ha).

Diện tích rừng tự nhiên có tăng thêm là kết quả của việc khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trước đó.

Đúng vậy. Đó là do ảnh viễn thám mà chúng ta có được thường là không đủ, thời điểm chụp lại rất khác nhau và có độ phân giải thấp. Điều này cần được khắc phục trong thời gian tới.

Các chủ rừng phàn nàn về những thông tin thiếu bổ ích trong số liệu hiện trạng rừng mà ngành NN&PTNT cung cấp?

Số liệu hiện trạng rừng công bố trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương với mục đích chính là dành cho các nhà hoạch định chính sách cấp địa phương và cả nước.

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, việc thống kê rừng được thực hiện từ các chủ rừng và các địa phương. Nếu nắm được các thông tin về diện tích rừng, tài nguyên rừng thì các chủ rừng sẽ chủ động trong việc lập kế hoạch sử dụng rừng hàng năm và dài hạn.

Tuy nhiên, việc này rất khó, vì không phải chủ rừng nào cũng có đủ điều kiện về công nghệ, thông tin… Bộ NN&PTNT đang chủ trương tăng cường năng lực của Viện Điều tra quy hoạch rừng để giúp các chủ rừng nắm chắc, kịp thời tài nguyên rừng mà mình trực tiếp quản lý, để có thể làm giàu chính đáng từ rừng mà vẫn bảo vệ được tài nguyên rừng.

 Đức Kế
(thực hiện)

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.