Công chức trung ương làm việc từ 9h

Thay đổi giờ học, giờ làm hy vọng cải thiện được bức tranh giao thông Hà Nội hiện nay. Ảnh: Trọng Đảng
Thay đổi giờ học, giờ làm hy vọng cải thiện được bức tranh giao thông Hà Nội hiện nay. Ảnh: Trọng Đảng
TP - Công chức trung ương làm việc vào 9 giờ, cán bộ công chức Hà Nội 8 giờ 30. Riêng học sinh, sinh viên (HSSV) học vào 6 giờ và 7 giờ, là một trong những nội dung mà Bộ GTVT trình Chính phủ.

> Không khéo tất cả lại gặp nhau ngoài đường

Thay đổi giờ học, giờ làm hy vọng cải thiện được bức tranh giao thông Hà Nội hiện nay. Ảnh: Trọng Đảng
Thay đổi giờ học, giờ làm hy vọng cải thiện được bức tranh giao thông Hà Nội hiện nay. Ảnh: Trọng Đảng.

Có hai phương án được Bộ GTVT đưa ra. Phương án thứ nhất, cán bộ công chức cơ quan trung ương sáng làm việc từ 9 giờ-12 giờ, chiều từ 13 giờ-18 giờ; cán bộ công chức Hà Nội sáng từ 8 giờ 30 – 12 giờ, chiều từ 13 giờ-17 giờ 30; Học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở sẽ học từ 8 giờ sáng đến 17 giờ 30 chiều;

Học sinh trung học phổ thông học sáng từ 7 giờ-11 giờ, chiều từ 12 giờ 30-16 giờ 30; Sinh viên đại học khu vực quận Cầu Giấy và Thanh Xuân học sáng từ 6 giờ-11 giờ, chiều từ 12 giờ-17 giờ; Sinh viện đại học khu vực quận Đống Đa, Hai Bà Trưng sáng học từ 7 giờ-12 giờ, chiều từ 13 giờ-18 giờ; các trung tâm thương mại mở cửa từ 9 giờ 30-23 giờ.

Phương án 2: Các đối tượng cán bộ công chức cơ quan Trung ương, Hà Nội, học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm kinh doanh thương mại vẫn giữ nguyên như phương án 1. Riêng sinh viên đại học 4 quận nội thành được điều chỉnh như sau: Quận Cầu Giấy và Thanh Xuân sáng từ 7 giờ-12 giờ, chiều từ 13 giờ-18 giờ; Quận Đống Đa và Hai Bà Trưng sáng từ 8 giờ-13 giờ, chiều từ 14 giờ -19 giờ.

Với việc đổi giờ học, giờ làm Bộ GTVT kỳ vọng sẽ giải quyết được ùn tắc cho Hà Nội. Ảnh: Trọng Đảng
Với việc đổi giờ học, giờ làm Bộ GTVT kỳ vọng sẽ giải quyết được ùn tắc cho Hà Nội. Ảnh: Trọng Đảng.
 

Theo phương án Bộ GTVT vừa trình Chính phủ, hiện tại, TP Hà Nội có khoảng 360.000 học sinh mầm non, 470.000 học sinh tiểu học, 320.000 học sinh trung học cơ sở và 215.000 học sinh trung học phổ thông.

Số lượng sinh viên đại học và cao đẳng học tại các cơ sở đào tạo trong nội thành là gần 478.000 sinh viên, trong đó nhiều nhất là quận Cầu Giấy và quận Đống Đa (13 trường) và Thanh Xuân, Hai Bà Trưng (6 trường). Số lượng cán bộ, công chức hưởng lương ngân sách là 355.000 người, trong đó cơ quan Trung ương có hơn 202 nghìn người, chiếm 57,1%. Số còn lại là cán bộ cơ quan trực thuộc Hà Nội.

Trước đó, như Tiền Phong đã thông tin, theo yêu cầu của TP Hà Nội ngày 25-10 Sở GTVT phải có dự thảo đổi giờ học, giờ làm trình UBND TP để gửi Bộ GTVT. Tuy nhiên trong cuộc họp với các sở ngành sáng 25-10, nhiều ý kiến được đưa ra nhưng vẫn chưa tìm được phương án cuối cùng.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc đổi giờ chỉ 30 phút là quá ít, đối tượng còn hạn hẹp cần phải mở rộng thêm... Cuối cùng Sở GTVT cho biết việc này cần phải bàn, nghiên cứu thêm và những ngày sau đó Sở sẽ lắng nghe, tập hợp các ý kiến.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.