Công ty IPC thống nhất cho đại biểu Quốc hội có hai Quốc tịch thôi việc

TPO - Thường trực Đảng ủy, thành viên hội đồng thành viên, ban tổng giám đốc và kiểm soát viên công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận đã họp bàn, thống nhất kiến nghị lãnh đạo TPHCM giải quyết theo đơn xin thôi việc của Tổng giám đốc Phạm Phú Quốc

Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) vừa có văn bản báo cáo và xin ý kiến Thường trực Thành ủy, Ban cán sự Đảng UBND TPHCM và Thường trực UBND TPHCM về đơn xin thôi việc của ông Phạm Phú Quốc, Tổng Giám đốc IPC.

Theo báo cáo của IPC, vào ngày 3/9 vừa qua, Đảng ủy và Hội đồng thành viên đã nhận được đơn xin thôi việc của ông Phạm Phú Quốc - Phó Bí thư Đảng ủy, thành viên không chuyên trách hội đồng thành viên, Tổng giám đốc công ty. Trong đơn, ông Quốc xin “thôi việc và các nhiệm vụ do Thành ủy, UBND TPHCM phân công hiện nay".

Sau khi nhận đơn, Hội đồng thành viên Công ty IPC đã tổ chức cuộc họp mở rộng, bao gồm thường trực Đảng ủy, thành viên hội đồng thành viên, ban Tổng giám đốc và Kiểm soát viên Công ty IPC để xem xét, giải quyết đơn của ông Quốc theo quy định. Tại cuộc họp, các thành viên dự họp thống nhất các nội dung theo đơn xin thôi việc của ông Quốc.

Theo quy định tại nghị định 97/ 2015/ NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh chức vụ tại doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thẩm quyền quyết định cho thôi việc đối với người quản lý doanh nghiệp thuộc UBND TPHCM trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên công ty. 

“Hội đồng thành viên công ty báo cáo Thường trực Thành ủy, Thường trực UBND Thành phố xem xét chấp thuận cho ông Phạm Phú Quốc được thôi việc và thôi các chức vụ theo nguyện vọng cá nhân”, văn bản của công ty IPC kiến nghị.

Trong giai đoạn chờ chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, nhằm đảm bảo cho công ty hoạt động ổn định, ông Phạm Phú Quốc đã ủy quyền cho ông Phùng Đức Trí, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc công ty điều hành hoạt động hàng ngày của công ty.

Tại buổi họp báo tối 1/9, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM cho biết Ban Thường vụ Thành ủy đã yêu cầu trong tuần này, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM họp, có văn bản báo cáo Ban công tác đại biểu của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu đối với ông Phạm Phú Quốc.

Còn ông Hà Phước Thắng, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TPHCM cho biết lãnh đạo TPHCM đã chỉ đạo Sở nội vụ tham mưu về việc đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc Công ty IPC của ông Quốc.

Công ty IPC thống nhất cho đại biểu Quốc hội có hai Quốc tịch thôi việc ảnh 1 Là Đại biểu Quốc hội khóa XIV, ông Phạm Phú Quốc vừa bị phát hiện có Quốc tịch Cộng hòa Shíp vào năm 2018 mà không khai báo với tổ chức 

Ngoài ra, thành phố còn giao cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của ông Quốc trong thời gian công tác tại Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM và Công ty IPC trước khi ra quyết định cho thôi việc.

Ông Phạm Phú Quốc sinh năm 1968, quê Quảng Trị, có trình độ Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, cử nhân Hàng hải, Cao cấp lý luận chính trị. Ông Quốc hiện là Tổng Giám đốc Công ty IPC, đại biểu Quốc hội khoá XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, là Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Công ty IPC thống nhất cho đại biểu Quốc hội có hai Quốc tịch thôi việc ảnh 2 Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê trả lời báo chí về việc ông Phạm Phú Quốc có 2 Quốc tịch tại buổi họp báo tối 1/9

Vừa qua, hãng tin Al Jazeera tung loạt bài viết cho biết chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Síp (Cyprus) cho phép những ai đầu tư ít nhất khoảng 2,5 triệu USD sẽ sở hữu hộ chiếu nước này; đồng nghĩa cá nhân đó trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh 174 quốc gia mà không cần visa. Ông Phạm Phú Quốc được Al Jazeera nêu tên trong danh sách những người nước ngoài sở hữu hộ chiếu Cộng hòa Síp.

Trả lời báo chí tối 25/8, ông Phạm Phú Quốc thừa nhận có quốc tịch Síp từ giữa năm 2018 nhưng do gia đình bảo lãnh chứ không phải mua như thông tin từ hãng tin Al Jazeera.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.