CSGT phải chịu sự giám sát của nhân dân

Hình ảnh đẹp về CSGT khi đang làm nhiệm vụ
Hình ảnh đẹp về CSGT khi đang làm nhiệm vụ
TPO- Sau khi Cục CSGT đường bộ đường sắt ra văn bản 1042 khiến dư luận đặc biệt quan tâm và hiểu theo nhiều cách khác nhau. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Anh Tuấn về vấn đề này.

>CSGT phải chịu sự giám sát của nhân dân

> Muốn chụp ảnh CSGT phải ...xin phép?
> CSGT 'làm ngơ', xe tải nặng vô tư đi vào giờ cấm

Hình ảnh đẹp về CSGT khi đang làm nhiệm vụ
Hình ảnh đẹp về CSGT khi đang làm nhiệm vụ. Ảnh: Minh Đức

CSGT phải dựa và nhân dân

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn Luật sư (Công ty luật TNHH Trường Lộc) nói: Trước hết chúng ta cần xác định nhân dân có quyền quay phim chụp ảnh các chiến sĩ CSGT hay không? Về nguyên tắc hoạt động của các cơ quan công an, chiến sĩ công an nhân dân được quy định cụ thể tại Điều 5 của Luật công an nhân dân

Cụ thể theo Điều 5: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân: Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. Công an nhân dân được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ T.Ư đến cơ sở.

Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các chiến sĩ Công an nhân dân thì khi hoạt động “phải dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân”. Do đó, nhân dân có quyền quay phim chụp ảnh để ghi lại các hình ảnh của các chiến sĩ cảnh sát khi làm nhiệm vụ để thực hiện quyền giám sát của mình.

Văn bản 1042 không phải là văn bản pháp luật

CSGT phải chịu sự giám sát của nhân dân ảnh 2

Tiếp đó, chúng ta cần xác định văn bản 1042/C67 – P3 của Cục cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không?.

Theo Điều 2, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Tại Điều 3 Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật; Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật; Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật; Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

CSGT phải chịu sự giám sát của nhân dân ảnh 3

Theo quy định của Điều 2 và Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Văn bản 1042/C67 – P3 của Cục CSGT đường bộ đường sắt không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Vì không thuộc các loại văn bản được quy định tại điều 2 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định.

Với quy định của Luật công an nhân dân và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Văn bản 1042/C67 không phải là văn bản quy phạm pháp luật để buộc nhân dân hoặc các phóng viên, báo chí...phải chấp hành.

Trên thực tế rất nhiều hình ảnh các chiến sĩ CSGT được phóng viên, báo chí và nhân dân ghi lại là những hình ảnh đẹp. Giả sử có một văn bản quy phạm pháp luật có nội dung như Văn bản 1042/C67 – P3 được ban hành đúng quy định thì sẽ không khả thi, không thực tế, vì hoạt động của các chiến sĩ CSGT diễn ra hằng ngày, hằng giờ, khi đang diễn ra nếu người chụp ảnh, quay phim muốn ghi lại hình ảnh thì phải ghi lại khi đang diễn ra.

Nếu đang diễn ra mà phải đi “xin phép” thì hình ảnh đó đã diễn ra trước khi được phép chụp. Như vậy sẽ không có những hình thật mà sẽ là hình ảnh dựng, sắp đặt.

Theo Viết
MỚI - NÓNG