'Cứ nói môi trường là ông Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm'

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
TPO - Cho ý kiến về việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lựa chọn phương án giao cho Bộ TN&MT, không giao cho bộ chuyên ngành khác: “Cứ nói đến môi trường là ông Hồng Hà (Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà) chịu trách nhiệm, đảm bảo một việc giao cho một bộ, một người chịu trách nhiệm, tránh giàn trải".

Sáng 12/8, tiếp tục phiên họp 47, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.

Cho ý kiến về việc này, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, dù trước nay có quy định dự án đầu tư công phải có đánh giá tác động môi trường, nhưng hiện bỏ sót nhiều dự án. Theo ông, điều này “hết sức nguy hiểm đến môi trường đầu tư”. Nên bây giờ phải xác định tiêu chí như thế nào, qua đó sẽ phân ra ở các mức tác động lớn, trung bình và tác động ở mức thấp.

“Lần này sẽ tích hợp các quy định tản mạn ở các luật khác vào một cách hệ thống, để có một bộ luật không phân tán, chia cắt, đảm bảo xuyên suốt, đồng bộ”, ông Hà cho hay.

Về thuế, phí, theo Bộ trưởng, vấn đề này đã có luật thuế, phí chung quy định. Với Luật Bảo về môi trường, do là luật thành phần, nên sẽ phối hợp làm rõ. Bộ TN&MT có trách nhiệm cùng Bộ Tài chính tham gia đề xuất hợp lý, ngoài thu ngân sách còn để giảm thiểu nguồn thải. Điều này được các chuyên gia thống nhất rất cao, như thế sẽ rõ hơn, vì Bộ Tài chính cũng không thể biết được đâu là chất ô nhiễm, mức độ ô nhiễm thế nào.

Còn về ngân sách, ông Hà nhấn mạnh quan điểm làm rõ trách nhiệm chủ đạo của nhà nước, đồng thời xác định vai trò của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. Kết hợp cả nguồn lực nhà nước và xã hội. Nhưng theo Bộ trưởng, vai trò của nhà nước lâu nay không rõ, chi ngân sách để khắc phục các vấn đề ô nhiễm không đầu tư được. Bây giờ phải quy định rõ nhiệm vụ chi rõ ràng của nhà nước và xác định rõ nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, như thế mới tạo ra sự thay đổi về môi trường.

Về thanh tra, xử phạt hành chính, điều này đã được quy định bởi luật chuyên ngành. Tuy nhiên, ông Hà cho rằng, vấn đề xử phạt môi trường khác với các hành vi khác, vì không có ranh giới rõ ràng, việc điều tra đôi khi mất thời gian, nên cần có quy định mang tính đặc thù. Hay cách tính mức phạt, phải bằng hoặc lớn hơn giá trị người ta trốn tránh được. Vấn đề này cần nghiên cứu kinh nghiệm từ thế giới để quy định cho phù hợp.

“Cứ nói môi trường là ông Bộ trưởng chịu trách nhiệm”

Cho ý kiến về việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lựa chọn phương án giao cho Bộ TN&MT, không giao cho bộ chuyên ngành khác. “Cứ nói đến môi trường là ông Hồng Hà (Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà) chịu trách nhiệm, đảm bảo một việc giao cho một bộ, một người chịu trách nhiệm, tránh giàn trải”, ông Phúc nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề rác thải, ông Phúc đề xuất thay đổi phương thức, trên cơ sở quy định người dân phải là người bán rác thải, được thu tiền về, còn công ty thu gom, vận chuyển, phân loại phải trả tiền mua rác. “Bây giờ bắt tôi trả tiền nên sinh ra vứt bừa rác, nhưng nếu tôi bán rác, có tiền dù không đáng bao nhiêu nhưng tôi vẫn ý thức, nhiệt tình phân loại để bán. Còn đơn vị kia phải đi mua, nhà máy phải đi mua của ông vận chuyển để xử lý ra các loại sản phẩm”, ông Phúc đề xuất, đồng thời nhấn mạnh, nếu quy định rác thải công nghiệp cũng giống như rác thải sinh hoạt thì không hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu vừa đồng tình với quan điểm của ông Phúc, cũng đồng ý với cách thức từ ban soạn thảo. Ông Lưu đồng ý với đề xuất người tái tạo các sản phẩm từ rác phải là người mua, nhưng phải có quy định ở một mức nào đó. Nghĩa là nếu anh thải ra nhiều chất thải sinh hoạt thì anh phải trả phí nhiều, vì người ta phải thu gom, xử lý rác. “Nếu không phải trả tiền lại khuyến khích người ta xả thải nhiều. Anh có quyền bán nhưng nếu xả nhiều thì phải trả phí”, ông Lưu nêu quan điểm.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.