Cử tri chờ đợi sự đổi mới

Cử tri chờ đợi sự đổi mới
TP - Đọc hai bài phỏng vấn của Tiền phong về hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội (ĐBQH), tôi thấy các câu trả lời rất thẳng thắn và đúng với những gì đang diễn ra trong thực tiễn.

Là một người từng làm tổ trưởng tổ dân phố, trực tiếp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân tại cơ sở nhưng chưa bao giờ tôi được tham dự một cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH  tại địa bàn. Khi thì không có giấy mời, khi thì bị bảo vệ cản lại vì “đây là cuộc họp nội bộ”.

Khu vực chúng tôi có một vị ĐBQH, nhưng tôi chưa thấy vị này có bất kỳ cuộc thăm viếng nào đến khu dân cư. Còn vị đại biểu, ứng cử và được dân chúng tôi bầu thì cho đến giờ bà con cũng chẳng còn nhớ bà ta tên là gì. Đơn giản là vì vị này chưa bao giờ đến với dân vì kiêm nhiệm quá nhiều việc.

Có một thực tế là, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, ngoài tính hình thức khá phổ biến, các vị ĐBQH còn bị “bao vây” thông tin, tức là những thông tin cần được phản ánh, cần được tiếp thu thường bị một số cán bộ có chức có quyền tìm mọi cách phong toả để không thể tới được.

Cách thức phổ biến nhất là bố trí một số người chiếm diễn đàn, phát biểu tràng giang đại hải với mục đích kéo dài thời gian để cho những ý kiến khác không có cơ hội bày tỏ.

Chúng ta đã thực hiện công cuôc đổi mới được 20 năm và đã giành được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Thiết nghĩ, việc tiếp xúc cử tri cần phải được coi trọng và đổi mới hơn nữa. Nên chăng, các ĐBQH cần xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung tiếp xúc cử tri và công bố rộng rãi cho cử tri khu vực mình ứng cử biết.

Mặt khác, các vị cần chú trọng việc “vi hành” cơ sở để nắm bắt chính xác những vấn đề thực tiễn đặt ra qua con mắt của cử tri. Cử tri chờ đợi sự đổi mới trong tư duy tiếp xúc cử tri của các vị.

 Nguyễn Vũ Cân
Email: vucancpv@yahoo.com

Tôi có đọc báo phỏng vấn theo tôi là rất đáng được các nhà lãnh đạo thay đổi cách tiếp xúc cử tri hiện nay vì các vấn đề sau:

- Nên để các ĐBQH chuyên trách tiếp xúc cử tri vì các đại biểu này mới là người có khả năng soạn thảo, xây dựng luật.

- Không nhất thiết cứ phải tổ chức ở UBND, hội trường mà cần khuyến khích đại biểu xuống trực tiếp thăm hỏi quần chúng nhân dân, nắm bắt tình hình cuộc sống thực tế. Từ thực tế, mới có thể ban hình các luật phù hợp.

- Cần đa dạng thành phần tham gia tiếp xúc với ĐBQH. Hiện nay, việc tiếp xúc cử tri chủ yếu là: Các cán bộ nghỉ hưu, sinh viên.Trong khi một bộ phận những trí thức, doanh nhân, cán bộ khoa học thì không tiếp xúc.

- Tiếp nhận ý kiến của nhân dân thì phải có lịch cụ thể trả lời giải quyết việc đó: Thời gian bao lâu, ai là người giải quyết, nếu không giải quyết được do nguyên nhân nào, ai phải chịu trách nhiệm.

Thật sự mà nói, hiện nay tiếp xúc mang nặng hình thức: Nhân dân đóng góp thì cứ đóng góp, đại biểu tiếp nhận thông tin thì cứ tiếp nhận, thông tin có gửi cho các cấp thẩm quyền hay không, giải quyết ra sao là chuyện của đại biểu; việc phát biểu thì chung chung, lặp đi lặp lại.

- Giao việc ở bất kỳ cấp nào nếu không giải quyết được hay giải quyết chậm thì cách chức, bãi hoặc miễn nhiệm.

Qua báo Tiền phong, tôi tha thiết kính đề nghị các cấp lãnh đạo cần đẩy mạnh hơn nữa quan điểm chỉ đạo, thẳng thắn nhìn vào yếu kém, không các tài hay có đức thì nên rút lui. 

Nguyễn Việt Cường
Email: vietcuong020981@yahoo.com

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.