Cúm gia cầm ở TPHCM: Nguy cơ tái bùng phát vẫn rất cao

Cúm gia cầm ở TPHCM: Nguy cơ tái bùng phát vẫn rất cao
Bài học kinh nghiệm, dự báo và biện pháp phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới… là những nội dung được đặc biệt quan tâm tại Hội nghị sơ kết hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn TPHCM.

Trả lời vấn đề đặt ra của ông Nguyễn Thiện Nhân - Phó Chủ tịch UBND thành phố về việc dự báo dịch trong thời gian tới, ông Lê Trường Giang - Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Hiện chúng ta mới đánh giá được chu kỳ bùng phát dịch chứ chưa đánh giá được quy mô dịch trong các năm, có khi phải 3 - 4 năm sau mới đạt đến đỉnh dịch”. Đồng thời, ông lưu ý hiện tại dịch tạm thời lắng xuống nên “thành phố phải chuẩn bị để đối phó với dịch bệnh có thể bùng phát trở lại”.

Theo ông Hồ Văn Chiến - Phó GĐ Sở Tài nguyên - Môi trường thì “chúng ta phải biết tính xa hơn, quy hoạch lại việc chăn nuôi,  tính toán bố trí lại chu kỳ nuôi, làm sao để đến khoảng tháng 10 hàng năm là giết thịt  trữ đông tiêu thu dần trong dịp Tết. Nếu còn kiểu nuôi thả, lẫn lộn và chu kỳ nuôi như hiện nay thì hàng năm đến hẹn lại vẫn xảy ra dịch". 

Ông Giang chia sẻ với lo lắng này và nhấn mạnh:  “Khi nào mà chúng ta chưa quy hoạch lại theo hướng tập trung có kiểm soát từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ thì nguy cơ xảy ra dịch vẫn còn”.

Trong thời gian qua TP Hồ Chí Minh đã áp dụng nhiều biện pháp để phòng chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều sơ hở hoặc những quy định chưa phù hợp khiến nguy cơ bùng phát dịch vẫn còn tiềm ẩn ở mức cao.

Ông Trần Công Cảm - Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn - cho biết: Do mức hỗ trợ người có vịt bị tiêu hủy ở thành phố cao hơn các địa phương khác nên nhiều hộ chăn nuôi vịt ở các địa phương lận cận đã tìm cách chuyển đàn vịt của họ về thành phố để hưởng tiền hỗ trợ, khiến việc kiểm soát dịch ở thành phố gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Phạm Văn Minh - GĐ Cty giết mổ gia cầm Phú An Sinh - cho biết:: Nhiều đàn gia cầm được vận chuyển về thành phố giết mổ, mặc dù có giấy kiểm tra thú y của địa phương nơi xuất phát nhưng thực chất đàn gia cầm được vận chuyển lại không đúng là đàn đã được cấp giấy.

“Nguyên nhân là do cán bộ thú y sở tại chỉ ngồi ở văn phòng cấp giấy xác nhận chứ không đến từng cơ sở để kiểm tra nước khi cấp giấy. Khi về đến thành phố, nếu lực lượng thú y chủ quan không kiểm tra lại thì hàng nghìn con gia cầm chưa qua kiểm dịch bị lọt lưới, mà điều này rất dễ xảy ra”- Ông Minh nói.

Sử dụng vaccine phòng chống dịch là phương pháp đang được thử nghiệm và sẽ áp dụng rỗng rãi trong thời gian không xa. Ông Phạm Xuân Thảo- Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y - cho biết: Hiện thành phố đang thí điểm sử dụng vaccine trên đàn gà công nghiệp.

Tuy nhiên Bộ NN&PTNT mới chỉ cho phép sử dụng vaccine chết, loại này chỉ có tác đụng, hiệu quả đối với gà giống, gà để trứng. Đối với gà thịt, loại vaccine nay không đem lại hiệu quả.

MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.