“Cuộc chiến” đòi vỉa hè cho người đi bộ: 'Chấp nhận đụng chạm'

Ông Đoàn Ngọc Hải đang chỉ đạo xử lý phương tiện lấn chiếm vỉa hè ở quận 1 ngày 20/2. Ảnh: Văn Minh.
Ông Đoàn Ngọc Hải đang chỉ đạo xử lý phương tiện lấn chiếm vỉa hè ở quận 1 ngày 20/2. Ảnh: Văn Minh.
TP - Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1, TPHCM khẳng định như vậy khi trao đổi với PV Tiền Phong về việc lập lại trật tự lòng lề đường mà quận này đang thực hiện.

Ông Hải cho rằng quận sẽ làm quyết liệt, làm liên tục, không có chuyện đánh trống bỏ dùi, không làm theo phong trào, hay làm để nổi tiếng.

Thưa ông, mục tiêu của “chiến dịch” này thế nào? Ông có lo ngại khi triển khai mạnh sẽ có đụng chạm?

Trước đây tôi chưa có phụ trách lĩnh vực này. Tôi mới qua phụ trách lĩnh vực đô thị được 10 tháng thôi. Do đó, tất cả những người trước đã làm như thế nào thì tôi không có ý kiến. Nhưng riêng đối với tôi phụ trách thì phải làm quyết liệt, làm liên tục. Trong năm 2017 phải dứt khoát dứt điểm nhiều vấn đề còn tồn động đối với đô thị. Quận 1 chấp nhận đụng chạm để lập lại trật tự kỷ cương với mong muốn xây dựng hình ảnh quận 1 như một Singapore thu nhỏ giữa lòng thành phố.

Như hôm 20/2, đoàn kiểm tra đã yêu cầu Trung tâm bồi dưỡng chính trị của quận 1 (thuộc UBND quận 1) phải tháo dỡ nhiều hạng mục lấn chiếm vỉa hè. Chúng tôi xác định tất cả phải thượng tôn pháp luật, không ai được phép đứng trên pháp luật, kể cả Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 1. Quận 1 sẽ làm các cơ quan nhà nước trước để làm gương, không thể nào mình cứ đi xử lý vi phạm người dân mà các cơ quan nhà nước không xử lý.

Hiện nay có rất nhiều hộ kinh doanh được dựng xe trên vỉa hè, tuy nhiên có những vỉa hè nhỏ, chật hẹp thì quận giải quyết ra sao?

Đối với những vỉa hè nhỏ, chật hẹp thì người dân kinh doanh không thể dùng vỉa hè để đậu xe. Bởi để xe thì không còn lối cho người đi bộ.

Còn đối với buôn bán hàng rong ở quận 1 thì không thể để tồn tại được bởi nó liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đô thị khi hàng năm quận 1 đón hàng triệu du khách quốc tế. Hiện quận 1 đang xây dựng kế hoạch chấm dứt việc mua bán hàng rong ở khu vực trung tâm thành phố trong năm 2017 này.

Nhiều người buôn bán hàng rong có mong muốn được tạo điều kiện để mưu sinh như có nơi dành riêng để buôn bán,… Theo ông thì quận 1 sẽ giải quyết ra sao?

Trước đây quận 1 từng có kế hoạch tổ chức mua bán hàng rong ở một số trục đường khu vực trung tâm. Và hiện nay quận 1 đang xin ý kiến của thành phố. Khi nào được chấp thuận thì sẽ triển khai và thông báo cho người dân. Còn trước mắt, phải chấm dứt ngay việc mua bán hàng rong không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, mất mỹ quan đô thị.

Tiểu bậy... đừng đổ lỗi thiếu nhà vệ sinh

Trước câu hỏi của PV về ý kiến quận 1 đang thiếu nhà vệ sinh công cộng nên nhiều người dân mới tiểu bậy, ông Đoàn Ngọc Hải nói: Trước khi mắc tiểu thì cũng biết trước từ 10 – 15 phút rồi nên người dân có thời gian để đi tìm nhà vệ sinh. Ở quận 1 có 30 nhà vệ sinh và hàng trăm nhà hàng, trung tâm thương mại, quán xá… sẵn sàng cho người dân đi vệ sinh miễn phí. Do đó, không có lý do gì đổ thừa việc thiếu nhà vệ sinh mới đi tiểu bậy. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.