Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất tăng trưởng âm

Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Đà Nẵng ước tính sụt giảm ở mức 3,61% so với cùng kỳ năm trước và là địa phương duy nhất trong khối 5 TP trực thuộc TƯ có mức tăng trưởng âm. Ảnh: Giang Thanh
Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Đà Nẵng ước tính sụt giảm ở mức 3,61% so với cùng kỳ năm trước và là địa phương duy nhất trong khối 5 TP trực thuộc TƯ có mức tăng trưởng âm. Ảnh: Giang Thanh
TPO - Theo số liệu của Cục Thống kê TP Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Đà Nẵng ước tính sụt giảm ở mức 3,61% so với cùng kỳ năm trước và là địa phương duy nhất trong khối 5 TP trực thuộc TƯ có mức tăng trưởng âm.

Sáng 30/6, Cục Thống kê TP Đà Nẵng tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2020.

Theo đó, vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19, kinh tế Đà Nẵng không thể duy trì được mức tăng trưởng như năm trước, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của TP sụt giảm và có mức tăng trưởng khá thấp.

GRDP 6 tháng đầu năm trên địa bàn giảm 3,61% so với cùng kỳ, trong đó, khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID – 19, giảm 4,62% so với cùng kì năm trước (chiếm 2,98 điểm phần trăm trong mức giảm chung).

Quy mô nền kinh tế 6 tháng ước đạt hơn 51 nghìn tỷ đồng (giảm 917,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019). Trong số 5 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng cùng và Quảng Nam (-11,51%) là 2 tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng âm. Xét trên phạm vi cả nước, Đà Nẵng là 1 trong 12 tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2020 (xếp trên Khánh Hòa -12,02%; Quảng Nam -11,51%; Bà Rịa – Vũng Tàu -6,87%; Hòa Bình -6.51%).

Các ngành trong khu vực dịch vụ, đặc biệt là các ngành liên quan đến du lịch vốn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng nhưng chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì dịch bệnh, làm suy giảm động lực phát triển chung của toàn nền kinh tế. Quy mô giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ bị thu hẹp nhiều nhất (giảm 758,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019).

Trong 6 tháng đầu năm, tổng tượng khách du lịch đến Đà Nẵng giảm rõ rệt, ước đạt 1,66 triệu lượt (giảm 49,1% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, khách quốc tế chỉ đạt 324 nghìn lượt, chỉ bằng 55,8 % so với cùng kỳ.

Theo kết quả khảo sát gần 7200 doanh nghiệp, có đến 90% doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID – 19; 58,4% doanh nghiệp phải ngừng hoạt động trong thời gian cách ly xã hội; 37,4% doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn... Có 1290 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc phải xin tạm ngừng hoạt động (tăng 50,5% so với cùng kỳ) và 391 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm ước giảm 8,07%. Tuy nhiên, vốn thực hiện thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 86,2% so với cùng kỳ năm trước (đạt 5190 tỷ đồng).

Lý giải điều này, ông Trần Văn Vũ, Cục trưởng Cục Thống kê cho biết, vì một số dự án lớn được kí kết đầu tư từ năm 2019 đang trong giai đoạn rót vốn nên vốn khu vực FDI tăng cao so với cùng kì năm trước. Nguồn vốn này tập trung chủ yếu vào các dự án lớn như: Dự án sản xuất linh kiện hàng không, Dự án Khu du lịch Xuân Thiều, Dự án tổ hợp khách sạn và căn hộ P.A Tower...

Tính đến ngày 19/5, trên địa bàn có khoảng 179 nghìn lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID – 19, trong đó có 12,6 nghìn lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động; 59,6 nghìn lao động bị ngưng việc, nghỉ không lương; 106.8 nghìn lao động làm việc không có giao kết lao động bị mất việc. Tỷ lệ thấy nghiệp chung của toàn TP là 7,24%.

Theo đại diện Sở LĐ-TB & XH Đà Nẵng, cùng với việc kích cầu du lịch, các công ty, doanh nghiệp sẽ hoạt động trở lại, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp do dịch bệnh. Sở LĐ-TB& XH cũng đang tích cực phối hợp với các đơn vị tổ chức các ngày hội việc làm để kết nối doanh nghiệp với người lao động.

MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.