Đại biểu hiến kế dùng lu chống ngập: 'Tôi rất buồn'

ĐB Phan Thị Hồng Xuân
ĐB Phan Thị Hồng Xuân
Theo đại biểu Phan Thị Hồng Xuân, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản cho biết mô hình dùng lu chống ngập đang áp dụng thành công ở Tokyo.

Sáng 13/7, bên lề kỳ họp lần thứ 15 HĐND TP HCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, đại biểu (ĐB) Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP (người đề xuất mỗi nhà nên trang bị một lu đựng nước để chống ngập) tâm sự: "Tôi buồn lắm, rất buồn khi mạng xã hội có những phản ứng rất tiêu cực trước phát biểu của tôi trên nghị trường".

Nhưng ĐB Phan Thị Hồng Xuân cho biết sẽ không giải thích lại hay phản ứng lại với cộng đồng mạng. "Chuyện cái lu là tôi dùng từ dân gian cho dễ hiểu và cũng vì thời gian tranh luận ngắn nên khó mà trình bày hết ý của mình" - bà nói.

Theo ĐB Phan Thị Hồng Xuân, trước hết, nói dùng từ cái lu thì bà nói theo từ dân gian, bản địa. Ở Việt Nam, trong văn hoá dân gian, văn hoá bản địa nhà nào cũng có cái lu để chứa nước.

"Tôi có phát biểu này từ việc tổ chức JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản đã nghiên cứu và tư vấn trong một cuộc họp mà tôi có dự. JICA cũng cho biết họ đã áp dụng rất thành công tại Tokyo" – ĐB Phan Thị Hồng Xuân cho biết.

ĐB Phan Thị Hồng Xuân kể bà từng tới Philippines, ở đó người dân của họ có một cái xe ba bánh và đặt trên đó một cái thùng nước. Khi nhà ngập nước nội bộ người ta sẽ cắm vòi hút nước chứa tạm vào thùng nước đó. Khi hết mưa, hết ngập họ lại dung chính nước đó để rửa, tưới tiêu cây vườn…

"Những vấn đề này do nghị trường không có thời gian nên tôi chưa nói hết ý mình, từ đó báo chí đưa rồi mạng phản ứng khiến tôi buồn lắm. Tuy nhiên, buồn nào rồi cũng qua, tôi nói với cái tâm, dùng từ dân gian cho dễ hiểu chứ thực tế ý mình mà diễn giải có thời gian thì nó khác" – ĐB Phan Thị Hồng Xuân giải bày.

Theo ĐB Phan Thị Hồng Xuân, việc bà dùng từ cái lu là từ dân gian cho dễ, chứ thực ra ý của bà là chống ngập tạm thời thì mỗi nhà có một bể chứa nước tùy theo diện tích nhà. Nếu mình dùng từ này thì sẽ không gây "bão" mạng như hôm qua và hôm nay.

Khi phóng viên hỏi thêm ĐB có muốn nói gì không khi trên mạng phản ứng rất gay gắt trước phát biểu của bà, ĐB Phan Thị Hồng Xuân cho biết không chỉ buồn mà rất buồn, mạng không chỉ phản ứng mà còn giễu cợt ý phát biểu của bà (nói đến đây ĐB rớm rớm nước mắt). "Nhưng buồn thì buồn, tôi không muốn phản ứng lại, phát biểu của tôi và dùng từ "lu" là từ dân gian, phát biểu bằng nhân tâm" – ĐB Phan Thị Hồng Xuân tâm sự.

ĐB nói thêm trên mạng phản ứng thế thì buồn nhưng cũng có những ý kiến thấu hiểu và ủng hộ. "Các học trò của tôi tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng động viên… Còn tôi sẽ không phản ứng lại mạng hay ai đó giễu cợt mình vì sẽ có người hiểu, sẽ có người không hiểu, càng giải thích thì câu chuyện có thể sẽ càng đi sâu, đôi khi chẳng hay ho gì"– ĐB Phan Thị Hồng Xuân chia sẻ.

Theo Theo NLĐ
MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.