Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: Giàu bất thường

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TP - Công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) vừa qua có chuyển biến mạnh mẽ, tạo được niềm tin trong nhân dân. Những lĩnh vực, vị trí, địa hạt tưởng chừng không bao giờ xử lý được thì chúng ta cũng đã xử lý.

Muốn PCTN hiệu quả, trước tiên vấn đề xác minh tài sản phải được coi là việc làm bình thường. Muốn như vậy, tôi đề nghị phải có sự phân loại và phân cấp. Ví dụ như một sở có 100 công chức thì người đứng đầu phải đi xác minh cán bộ thuộc cấp của mình. Còn bản thân giám đốc, phó giám đốc sở thì ủy ban phải là người xác minh. Cứ phân cấp như thế, lên tới bộ trưởng hoặc trên nữa lại có cấp khác, như thế việc xác minh tài sản sẽ là một quy trình tự động. 
Nhưng xác minh tài sản không phải để đăng báo hay làm những chuyện giật gân khác, mà để xem việc kê khai với tài sản thực tế có khớp nhau không. Tôi nhấn mạnh rằng, nếu kê khai mà không có xác minh thì vô nghĩa, nhưng nếu để lực lượng thanh tra làm hết thì rất vất vả, không đủ lực lượng. Người dân nói cán bộ này, cán bộ kia có tới 5 – 7 căn biệt thự, rồi cho con đi nước ngoài, hay có cả trăm tỷ đồng, với công ty này, công ty nọ… Như vậy cần phải xác minh để xem có tiêu cực, khuất tất hay không?

Hay như việc không dùng tiền mặt, dù đã có chuyển biến nhưng sắp tới chúng ta phải tiếp tục làm nhiều hơn nữa. Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền rất chặt chẽ, nhưng thử hỏi các ngân hàng có thực hiện không? Xin thưa, ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam họ thực hiện rất nghiêm và họ kiểm soát tất cả các dòng tiền. 
Nhưng các ngân hàng Việt Nam thường buông lỏng, thả nổi việc này, nhất là việc chuyển tiền ra nước ngoài. Hàng chục năm qua, hàng chục tỷ đô la của người Việt Nam chuyển ra nước ngoài mua nhà, mua tài sản nhưng chúng ta lại không xác định là hợp pháp hay không hợp pháp và xác định nguồn tiền từ đâu. Nếu không kiểm soát được việc này thì PCTN cũng như không. Chúng ta cứ phát hiện ra vụ nào thì đánh vụ đó mà không có một chiến lược PCTN hiệu quả, lâu dài và căn cơ.

Hay đối với vấn đề bổ nhiệm, tuyển dụng, việc “chạy” vào ngành nọ ngành kia ai cũng biết. Đã “chạy” vào thì người đó không thể nào trong sạch được khi phải tốn hàng trăm triệu hay cả tỷ đồng để kiếm một chân công chức thông thường. Họ vào đó để làm gì? Nếu vì lý tưởng thì không ai bỏ ra từng ấy tiền. Họ vào đó là có động cơ không trong sạch. Và như thế họ phải tìm cách thu hồi lại vốn. Chính vì vậy, cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế phải rà soát, xem khâu tuyển dụng, bổ nhiệm thế nào. 

Tôi cũng nhất trí với chủ trương phải xem lại các cán bộ đã về hưu, nhất là các cán bộ lãnh đạo, đứng đầu các địa phương. Nghe trong dư luận, nhân dân, có những đồng chí lãnh đạo cực kỳ giàu có, ở cấp cao và bây giờ về hưu rồi. Vì sao họ lại giàu có như vậy? Chúng ta không giải thích được điều này. Khi giàu có như vậy thì đường dây, chân rết, em út, sân sau vẫn còn nguyên. Nếu thực sự muốn chống tham nhũng, chúng ta cần tiếp tục kiểm soát, điều tra xác minh những người giàu bất thường, có tài sản bất minh nhưng chưa bị phát hiện.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.