Đại gia chi hàng chục triệu chơi đào Tết

Đại gia chi hàng chục triệu chơi đào Tết
Theo một số chủ vườn đào đắt, độc tại Nhật Tân (Hà Nội), lượng người đến xem và đặt tiền mua các cây đào có giá trị từ 10 - 50 triệu là tương đối nhiều. Trong khi đó, những cây đào bình dân từ vài trăm nghìn đến vài triệu lại vắng khách.

Đại gia chi hàng chục triệu chơi đào Tết

> Tết đến gần, quất 'héo', đào 'tươi'

Theo một số chủ vườn đào đắt, độc tại Nhật Tân (Hà Nội), lượng người đến xem và đặt tiền mua các cây đào có giá trị từ 10 - 50 triệu là tương đối nhiều. Trong khi đó, những cây đào bình dân từ vài trăm nghìn đến vài triệu lại vắng khách.

Đào "đại gia" đông khách

Anh Dũng - một trong những ông chủ chuyên trồng và bán các loại đào thế kiểu dáng độc, giá cao tại cụm 5 - phường Nhật Tân - Hà Nội đã hơn 10 năm nay. Cũng như những năm trước, 2 tháng trước Tết là khoảng thời gian cả gia đình anh Dũng dồn công sức vào vườn đào để chờ "thu hoạch" vụ cuối năm.

Đại gia chi hàng chục triệu chơi đào Tết ảnh 1

Vườn đào nhà anh không chạy đua trồng theo số lượng như nhiều hộ khác mà tập trung vào các cây đào lâu năm, được cắt tỉa, uốn thế kỹ càng. Thông thường, cây ít tuổi nhất cũng phải được 4 - 5 năm mới đem ra bán.

"Vườn nhà tôi chỉ có khoảng hơn 20 cây, nhưng không có cây nào dưới 3 triệu, còn mức giá cao nhất là vô giá. Tùy thuộc vào nhu cầu của khách mà có giá khác nhau. Chẳng hạn như các công ty, cơ quan nhà nước mua thì giá khác, còn người dân mua về chơi lại có giá khác. Người dân mua mà hét giá 20 - 30 triệu một cây thì người ta mua sao nổi" - Anh Dũng cho biết.

Tuy nhiên theo anh Dũng, mặc dù vườn nhà anh toàn cây đắt tiền nhưng khoảng một tuần trở lại đây khách đã bắt đầu đến xem và đặt mua nhiều. Xu hướng thì vẫn như mọi năm, những người nhiều tiền đều thích đào lâu năm, bề thế và dáng đẹp.

 Anh Dũng (Nhật Tân - Hà Nội) đang chăm sóc cho vườn đào (Ảnh Duyên Duyên)
Anh Dũng (Nhật Tân - Hà Nội) đang chăm sóc cho vườn đào (Ảnh Duyên Duyên).

"Hôm trước có một khách lớn ở Lạng Sơn đi xe BMW xuống đây xem và đặt mua hẳn cây đào thế 20 năm tuổi của tôi với giá 50 triệu. Ông này chỉ mua về để chơi Tết thôi nhưng đầu tư rất ác. Chung quy là vì thế cây đào này có hình giống con rắn, các cành tủa ra rất đẹp nên nhìn một cái là đặt tiền mua luôn" - anh Dũng nói.

Không chỉ có vị đại gia Lạng Sơn bỏ hàng chục triệu để chơi đào, tại vườn đào của chị Thanh (cụm 5 - phường Nhật Tân - Hà Nội) cũng là một trong những vườn bán đào thế đắt, độc đã có đến 4 - 5 khách đặt tiền mua đào tiền chục triệu.

"Ban đầu cứ tưởng năm nay khó khăn thì hiếm khách, nhưng vài hôm trước khách đến xem rất nhiều, đặc biệt là thứ 7, chủ nhật vừa qua. Tôi đã bán được 7 cây cho 3 công ty và 4 khách lẻ. Cây rẻ nhất là 10 triệu, còn cây đắt nhất là 40 triệu đồng" - chị Thanh cho biết.

Nhiều đại gia tìm đến vườn nhà anh Dũng để xem và đặt mua những cây đào lên đến vài chục triệu (Ảnh Duyên Duyên)
Nhiều đại gia tìm đến vườn nhà anh Dũng để xem và đặt mua những cây đào lên đến vài chục triệu (Ảnh Duyên Duyên).

Theo tiết lộ của chị Thanh, trong số 4 khách hàng mua lẻ thì có 2 người đang là giám đốc một công ty lớn tại Hà Nội, 1 người mua để biếu sếp và một người khách là quan chức ở tỉnh ngoài.

"Bán cho người nhiều tiền cũng sướng. Chỉ cần là họ thích là giá bao nhiêu cũng mua, không cò kè, mặc cả. Chỉ có mỗi anh mua để đi biếu thì bắt tôi phải bớt chút ít, nhưng dù sao cứ bán được là tốt rồi. Cả nhà tôi cứ lo năm nay không có Tết" - chị Thanh tươi cười cho biết.

 Một trong số những cây đào đã có chủ lên đến hàng chục triệu đồng (Ảnh Duyên Duyên)
Một trong số những cây đào đã có chủ lên đến hàng chục triệu đồng (Ảnh Duyên Duyên).

Đào "bình dân" vắng khách

Không được "may mắn" như thị trường đào dành cho đại gia, tại các vườn đào giá bình dân vô cùng vắng vẻ cả người đến xem lẫn người mua buôn, mua lẻ.

"Vào tầm này những năm trước là dân buôn đã đến tận vườn để mua, nhưng năm nay chẳng thấy ai. Tôi nghe người ta rỉ tai nhau là bất động sản chết nên chẳng còn mấy người có tiền để mua cả. Thời tiết thì thất thường, chẳng biết từ giờ đến Tết có thay đổi đột ngột không. Không khéo lại như năm trước, gần Tết nắng nóng, hoa nở hết. Mà lạnh quá thì cũng chết" - chị Ngân, chủ vườn đào tại cụm 4 Nhật Tân - Hà Nội than thở.

 Những vườn đào bình dân như của nhà chị Ngân, anh Hưng lại vắng bóng khách (Ảnh Duyên Duyên)
Những vườn đào bình dân như của nhà chị Ngân, anh Hưng lại vắng bóng khách (Ảnh Duyên Duyên).

Theo chị Ngân, cũng vì không có khách nên đến giờ chị vẫn chưa biết định giá thế nào cho các loại đào tại vườn.

"Thời buổi làm ăn được thì còn dám bán giá cao. Chẳng hạn như mấy năm trước, đào cả cây tôi vẫn bán được 200 - 400.000 đồng/ cây nhiều hoa. Nhưng năm ngoái vẫn cây dạng đó bán có 120 - 150.000 đồng mà chẳng có ma nào ngó. Năm nay thê thảm hơn nữa thì chắc chỉ chặt cành đi bán thôi" - chị Ngân nói.

Cùng chung cảnh ngộ với chị Ngân, vườn đào của gia đình Hưng gần đó cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.

"Vẫn biết là 1 tháng nữa mới đến Tết âm nhưng đúng là ra ngoài chợ mới thấy chán đến mức nào. Đến chợ còn vắng người thì bảo sao nhà mình không có khách.

Mấy hôm trước trời nắng, một số cây trong vườn chưa kịp hãm nên hoa nở hết, tôi cắt một ít mang ra chợ bán hôm rằm nhưng chẳng ai mua. Mà chẳng phải riêng hoa đào nhà mình, tất cả các hàng hoa đều ít khách" - anh Hưng cho biết.

Theo Duyên Duyên
Một thế giới

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.