Đắk Lắk: Tình trạng hủy hoại rừng diễn biến phức tạp

Một vụ phá rừng tại huyện M'đrắk do Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện
Một vụ phá rừng tại huyện M'đrắk do Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện
TPO - Ngày 3/4, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Theo báo cáo, tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép còn diễn biến phức tạp cả về tính chất và mức độ vi phạm.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2018 và quý I năm 2019, ngành chức năng tỉnh này đã phát hiện gần 1.360 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (giảm hơn 440 vụ so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó phần lớn là vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép.

Cơ quan chức năng đã xử lý hành chính gần 1.200 vụ, xử lý hình sự 23 vụ với 34 bị can, tịch thu hơn 1.900 mét khối gỗ cùng hàng trăm phương tiện các loại, thu nộp ngân sách gần 15 tỷ đồng.
Tuy vậy, tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép còn diễn biến phức tạp cả về tính chất và mức độ vi phạm.

Đắk Lắk: Tình trạng hủy hoại rừng diễn biến phức tạp ảnh 1Một vụ hủy hoại rừng tại địa bàn xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, thuộc lâm phần công ty TNHH Chế biến thực phẩm và Lâm nghiệp Đắk Lắk quản lý mà Tiền Phong đã phản ánh

Điển hình mới đây, tại tiểu khu 1219 do Công ty TNHH Lâm nghiệp Krông Bông quản lý có 48 cây Pơmu bị khai thác trái phép, tại huyện M’Đrăk xảy ra vụ vận chuyển trái phép trên 30 mét khối gỗ. Đặc biệt, tháng 2 vừa qua, tại tiểu khu 824, thuộc xã Cư San, huyện M’Đrắk, lực lượng chức năng đã phát hiện thu hồi hơn 22 mét khối gỗ quy tròn, hiện vẫn chưa xác định được đối tượng vi phạm. 

Trong khi đó, tại diễn đàn “Quản lý rừng bền vững ở vùng Tây Nguyên trong bối cảnh thực thi Luật Lâm nghiệp mới” cũng diễn ra vào sáng cùng ngày, do Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới tổ chức diễn đàn “Quản lý rừng bền vững ở vùng Tây Nguyên trong bối cảnh thực thi Luật Lâm nghiệp mới”, trong phần trình bày về việc quản lý rừng bền vững trong bối cảnh Luật Lâm nghiệp mới, TS. Trần Văn Con – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam (VIFA) cho biết, trong hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên của Việt Nam hiện chỉ còn lại khoảng 14% là rừng giàu và rừng trung bình; 86% còn lại là rừng thứ sinh và rừng phục hồi nghèo và nghèo kiệt. 

 Theo TS. Trần Văn Con, con số trên thể hiện dấu hiệu của sự suy thoái rừng do quá trình quản lý, bảo vệ rừng thiếu bền vững.  

 Trước nguy cơ suy giảm rừng ở nước ta, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ vào năm quyết định đóng cửa rừng. Tuy vậy, theo TS. Trần Văn Con, việc đóng cửa rừng mới chỉ là giải pháp tình thế để ngăn chặn nạn phá rừng chứ không phải biện pháp lâu dài. 

 Bằng các cơ sở khoa học, TS. Trần Văn Con đã chứng minh lập luận trên. Cụ thể, trong quy hoạch lâm nghiệp ở nước ta có khoảng 16,23 triệu ha đất lâm nghiệp trong đó, khoảng 12 triệu ha có rừng…

MỚI - NÓNG