Đắk Nông nói gì về tình trạng phá rừng trên địa bàn?

Rừng thông dọc Quốc lộ 28 (đoạn qua huyện Đắk G'long) bị đầu độc
Rừng thông dọc Quốc lộ 28 (đoạn qua huyện Đắk G'long) bị đầu độc
TPO - Sau 1 tháng đăng bài viết “Tan hoang rừng Tây Nguyên”, ngày 12/12, báo Tiền Phong nhận được phản hồi của UBND huyện Đắk G’long (Đắk Nông).

Theo đó, huyện này thừa nhận nội dung báo Tiền Phong phản ánh: “Rừng Tây Nguyên đang suy giảm nghiêm trọng vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc buông lỏng quản lý của chính các đơn vị quản lý và bảo vệ rừng” là hoàn toàn có thật.

Đắk Nông nói gì về tình trạng phá rừng trên địa bàn? ảnh 1

Rừng thông Đắk Nông bị phá, đốt cháy

Cụ thể, qua kiểm tra thực tế, một số chủ rừng chưa làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Có những chủ rừng được nhà nước giao, cho thuê rừng nhưng buông lỏng quản lý. Cá biệt, một số nhân viên trực tiếp thi hành nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng có hành vi nhận hối lộ, bao che, tiếp tay cho các đối tượng phá rừng, mua bán trái phép đất đai. Do đó đã để tình trạng chặt phá rừng khai thác lâm sản, diễn ra phức tạp, dù các cơ quan chức năng của huyện đã quyết liệt chỉ đạo.

Chính quyền đã tăng cường nhiều biện pháp nhưng tình trạng phá rừng trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp. Đặc biệt, việc phá rừng thông dọc tuyến Quốc lộ 28 (đoạn qua địa bàn xã Đắk Hà, Quảng Sơn) vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.

Đắk Nông nói gì về tình trạng phá rừng trên địa bàn? ảnh 2

Trong vòng 10 năm, rừng huyện Đắk G'long bị giảm hơn 225 ha

Ngoài ra, theo Kết luận (số 840-KL/TU ngày 08/7/2020) về kiểm tra Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk Glong trong vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai và quản lý, bảo vệ rừng dọc Quốc lộ 28 đoạn qua xã Đắk Ha, xã Quảng Sơn); tổng diện tích rừng bị giảm so với năm 2010 là 225,87 ha. Nguyên nhân dẫn đến việc này là bởi phá rừng, cây thông chết do bị ken, đổ hóa chất. UBND huyện Đắk G’long cũng kiểm kê được hơn 41,775 ha rừng thông dọc Quốc lộ 28 bị đầu độc chết…

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.