Dân chặn xe chở rác

Người dân phản ánh nước ở kênh cặp bãi rác bị ô nhiễm, cá chết. Ảnh: HÒA HỘI
Người dân phản ánh nước ở kênh cặp bãi rác bị ô nhiễm, cá chết. Ảnh: HÒA HỘI
TP - Sáng 12/1, gần 200 người dân ở phường Phước Thới và Thới An (Ô Môn, TP Cần Thơ) kéo nhau đến đầu đường vào bãi rác Ô Môn để ngăn không cho xe chở rác thải từ quận Ninh Kiều, Bình Thủy vào đổ rác.

Bà Bùi Thị Bé, 58 tuổi, ở khu vực Thới Trinh (Phước Thới) nói: “Khoảng 3 giờ sáng ngày 12/1 tôi xuống sông rửa chén và xách nước vào trong lu để uống thì 2 tay bị ngứa, cá chết hàng loạt, nước đen ngòm gần 2 km”.

Ông Nguyễn Thanh Phương, 38 tuổi, ở khu vực Thới Phong A, phường Thới An cho biết, người dân chủ yếu sử dụng nước sông để sinh hoạt, mỗi ngày phải chịu đựng mùi hôi thối của khoảng 250 - 300 tấn rác thải, ruồi bay vào đầy nhà, gây khó khăn cho sinh hoạt.

Ông Ông Văn Thạch, 46 tuổi, ở khu vực Thới Trinh nói: “Sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo phường xuống thỏa thuận với dân, hứa sẽ sớm khắc phục ô nhiễm môi trường, không xả nước thải ra sông làm ảnh hưởng đến đời sống của dân và sẽ kéo nước máy cho người dân sinh hoạt”.

Ông Nguyễn Hữu Bình Định, phụ trách xử lý môi trường tại bãi rác (thuộc Cty TNHH Mùa Xuân), cho biết trong quá trình thi công, bãi rác có đặt những ống thoát nước rải rác tại bờ đê để đưa qua khu xử lý nước thải.

Tối ngày 11/1, có một ống (loại phi 114) đã bị bung và chảy ra ngoài làm nước sông Ngọn Bà Quý (khu vực Thới Trinh) bị ô nhiễm. Sáng hôm sau phát hiện và đã được khắc phục. Nhưng người dân vẫn phản đối và chặn các xe chở rác đưa vào bãi rác.

Bãi rác Ô Môn vừa tiếp nhận rác từ ngày 31/12/2013, sau khi bãi rác Tân Long (Phụng Hiệp, Hậu Giang) đóng cửa cho đến nay thì xảy ra sự cố.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.