Đảng Cộng sản Việt Nam, những chặng đường lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam, những chặng đường lịch sử
TP - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp từ ngày 27 - 31/3/1982, tại  Hà Nội. Dự Đại hội có 1.033 đại biểu, thay mặt cho hơn 1.727.000 đảng viên trên cả nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp từ ngày 27 - 31/3/1982, tại  Hà Nội. Dự Đại hội có 1.033 đại biểu, thay mặt cho hơn 1.727.000 đảng viên trên cả nước.

Đại hội đã thông qua Điều lệ (sửa đổi) của Đảng và bầu BCH T.Ư Đảng gồm 116 ủy viên chính thức và 36 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị được bầu gồm 13 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư.

Nhiệm vụ chính của đại hội V là: Xây dựng CNXH trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Báo cáo chính trị  do đồng chí Lê Duẩn trình bày tại đại hội, đã khẳng định:

“Đại hội lần thứ V là cột mốc mới trên con đường đấu tranh lâu dài, gian khổ, đầy chiến công của Đảng ta vì độc lập dân tộc và CNXH. Thời kỳ mới đặt ra trước Đảng ta và nhân dân ta những nhiệm vụ hết sức to lớn, phức tạp và nặng nề. Chúng ta có đầy đủ niềm tin và sức mạnh để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đó”. 

Đại hội thông qua những nhiệm vụ văn hoá, xã hội; tăng cường nhà nước XHCN, phát động phong trào cách mạng của quần chúng; chính sách đối ngoại; nhiệm vụ nâng cao sức chiến đấu của Đảng. Về xây dựng Đảng, Báo cáo chính trị nêu rõ:

“Nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng  là tiếp tục nâng cao tính giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, làm cho Đảng ta luôn luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, một đảng thật trong sạch, có sức chiến đấu cao, gắn bó chặt chẽ với quần chúng”.

Đại hội đánh dấu một sự chuyển biến mới về sự lãnh đạo của Đảng trên con đường đấu tranh “Tất cả vì Tổ quốc XHCN, vì hạnh phúc của nhân dân”.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ  VI (từ 15-18/12/1986): Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến 18/12/1986. Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đại hội đã bầu BCH T.Ư  gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị được bầu tại đại hội gồm 13 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư.

Đại hội khẳng định quyết tâm “Đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học”.

Đại hội đã nhìn thẳng vào sự thật khi đánh giá: Trong những năm qua, việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót. Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”.

Đại hội thẳng thắn chỉ ra rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư duy lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi mới. 

Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện).

Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế.

Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. Phương thức vận động quần chúng phải được đổi mới theo khẩu hiệu: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đó là nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình.

Đại hội VI của Đảng cũng nhấn mạnh: Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.  

Kỳ 1

 TP
Theo tài liệu của ĐCSVN

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.