Đắng lòng kế mưu sinh xứ người

Đắng lòng kế mưu sinh xứ người
Trong các số báo trước: Hiện ở Cà Mau, Sóc Trăng có hàng chục ngàn người gồm những “đoàn gia đình” bỏ xứ, lũ lượt kéo nhau đi Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM... lao động kiếm sống. Nhưng “xứ người” cũng không hẳn là đất hứa, bởi cuộc mưu sinh nào cũng ngập đầy chuyện đắng lòng, nước mắt, và thậm chí phải đánh đổi cả mạng sống...

Đắng lòng kế mưu sinh xứ người

Trong các số báo trước: Hiện ở Cà Mau, Sóc Trăng có hàng chục ngàn người gồm những “đoàn gia đình” bỏ xứ, lũ lượt kéo nhau đi Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM... lao động kiếm sống. Nhưng “xứ người” cũng không hẳn là đất hứa, bởi cuộc mưu sinh nào cũng ngập đầy chuyện đắng lòng, nước mắt, và thậm chí phải đánh đổi cả mạng sống...

Những người miền Tây khi bỏ xứ đi làm công nhân là kéo theo cả gia đình. Ảnh: Lê Tuyết
Những người miền Tây khi bỏ xứ đi làm công nhân là kéo theo cả gia đình. Ảnh: Lê Tuyết .
 

Một cái chết tức tưởi

Chúng tôi đến ấp Sung Thum, xã Lai Hoà, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng sau hai tuần, kể từ ngày Sơn Rót chết, chưa rõ nguyên nhân trong khi trốn chạy khỏi một cơ sở lao động ở xã An Thanh, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (Công an Bình Dương đang điều tra nguyên nhân). Cả ấp Sung Thum vẫn chưa hết bàng hoàng. Bà Lâm Thị Lệ - mẹ đẻ của Rót - vừa về nhà mang theo di ảnh của con.

Giải pháp của người nông dân là bỏ xứ ra đi để tìm “đất” mưu sinh. Chính bà Trần Thị Ca - bà ngoại của Rót - là người đầu tiên ở xứ này bỏ quê đi lao động tại TPHCM, rồi sau đó về quê giới thiệu cho nhiều người khác. Và chỉ trong vòng 3 năm, cả ấp có 495 người đi lao động.

Thấy khách lạ tìm hiểu cái chết của con mình, bà mếu máo: “Nó chết rồi, lục tìm mãi mà không tìm được tấm hình nào để thờ. Tui mới xin giấy giới thiệu của công an xã đến Công an tỉnh Sóc Trăng lục được tấm hình này trong hồ sơ lưu trữ của công an”. Buồn hơn là tro cốt, rồi cả di ảnh của em phải đặt tại nhà bà ngoại gần đó vì nhà em không có bàn thờ, và bà Lệ... không có tiền để đóng bàn thờ cho con (!).

Thấy chúng tôi há hốc mồm ra điều không tin, bà Lệ chỉ vào căn nhà trống hoác, trước sau thông nhau, không có cả buồng ngủ: “Năm 2008, UBND xã Lai Hoà xem xét cất cho tui căn nhà tình thương theo Chương trình 167. Nhà nước hỗ trợ 12 triệu đồng, gia đình phải vay thêm từ Ngân hàng Chính sách xã hội 8 triệu đồng, nhưng nay đã lên đến 15 triệu do không có khả năng trả gốc và lãi...”.

Là con thứ hai trong gia đình có 3 anh em, cha mất sớm, mẹ (bà Lệ) bị bệnh viêm gan khá nặng, Rót là lao động chính nuôi cả gia đình, thuốc thang cho mẹ và đứa em Sơn Xi Nát bị mù từ nhỏ. Chính vì vậy, 16 tuổi Rót đã bỏ làng ra đi tìm việc kiếm tiền. Em rong ruổi khắp các chợ lao động tại TPHCM, rồi gần đây ra tận Bình Dương làm việc cho một hãng chuyên làm chanh muối. Cách nay một tháng, Rót điện về cho biết đã tìm việc mới vì chỗ cũ chỉ trả 3 triệu/tháng.

Bà Lệ nấc lên: “Nào dè làm chỉ được mấy ngày thì Công an tỉnh Bình Dương điện cho tôi biết Rót đã chết vì chạy khỏi nơi lao động tại ấp Thạnh Tân, xã Thạnh An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”. Cái chết của Rót gây xôn xao cả ấp Sung Thum bởi nơi đây có đến 495 người đi lao động tại Bình Dương. Bà Phan Thuý Mừng - Trưởng ban nhân dân ấp Sung Thum - nói: “Gia đình Rót là một trong 151 hộ nghèo của ấp. Rót là lao động chính nuôi mẹ và em bị mù loà, giờ nó chết rồi, chị Lệ bệnh nặng, em nó là thằng Nát không biết ai nuôi?”.

Ấp Sung Thum có diện tích nuôi tôm được chuyển đổi sản xuất từ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất của xã Lai Hoà. Những năm đầu nuôi tôm, nhiều gia đình khá lên trông thấy. Tuy nhiên sự đời như con nước lớn ròng, cho tới giờ, nói như Trưởng ấp Mừng là, nghèo đã đến đáy rồi do nợ nần chồng chất vì tôm nuôi, vì những toan tính thiếu hợp lý giữa con tôm và cây lúa. Làm gì để mưu sinh khi tại quê nhà không tìm được việc, chẳng có đất đai?

Giải pháp của người nông dân là bỏ xứ ra đi để tìm “đất” mưu sinh. Chính bà Trần Thị Ca - bà ngoại của Rót - là người đầu tiên ở xứ này bỏ quê đi lao động tại TPHCM, rồi sau đó về quê giới thiệu cho nhiều người khác. Và chỉ trong vòng 3 năm, cả ấp có 495 người đi lao động. Có đến 37 gia đình đóng cửa nhà, bồng bế con cái đi tìm việc tại Bình Dương. Không nghề nghiệp, không tiền bạc, đích đến của họ chỉ là những địa chỉ chỉ cần lao động chân tay chứ không phải các nhà máy, xí nghiệp...

Lo kiếm tiền, lo… trốn nợ

“Ba má tui ngày xưa mượn người ta 20 giạ lúa tưởng đến mùa sẽ trả, ai ngờ thất bát liên miên, 6 anh em tui lần lượt ra đời, má tui không đi làm ở nhà nuôi con, mọi thứ đều trông vào ba. Năm này qua năm khác, 20 giạ lúa đẻ ra hàng trăm giạ, đến nỗi 2 công đất của nhà tui trả cũng không đủ” - anh Nhan Hoàng Phong, quê Cần Thơ, mở đầu câu chuyện với món nợ của gia đình. Rồi 5 anh em anh lần lượt lập gia đình nhưng “nông dân mà không đất, khó sống lắm” - giọng anh nghẹn lại.

Anh vay tiền nuôi vịt, vịt chưa kịp lớn đã gặp nạn cúm. 20 triệu vay nóng, cộng với tiền hụi “chết” không biết lấy gì để trả. “Ông bà nội tui lúc trước để lại cho ba tui và chú tui mấy công đất, nhưng lâu này đều do một mình chú tui làm, nay anh em tui hết đường mới sang đòi đất nhưng thím không cho. Lên xuống giấy tờ để đòi đất lại hết 40 triệu nữa, tiền hết mà đất vẫn chưa về tay mình. Cả nhà lâm vào đường cùng thì, có ông cậu họ mần hồ trên Sài Gòn, mỗi ngày cũng được 250.000 đồng, thế là ông kéo 5 anh em tui lên mần theo. Nói anh em tui đi mần kiếm tiền cũng được, mà nói trốn nợ cũng chẳng sai” - anh Phong bần thần.

Ngồi cạnh anh Phong trong khu lán trại mưa dột đằng trước, nắng lọt đằng sau, dành cho cánh thợ hồ ở công trình xây nhà khách khu sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM là anh Nhan Hoàng Phương - em trai anh Phong. Anh Phương là người biết được nhiều chữ nhất trong số 5 anh em, khi mới lên Sài Gòn anh cũng muốn vào công ty đặng có lương ổn định, nhưng vào mần được mấy bữa lại thôi. Lý do anh đưa ra là “lương thấp quá, một tháng chỉ lãnh lương được một lần, trong khi phải thuê nhà trọ, nhìn con đói mà không có tiền buồn quá, lại quay ra đi mần hồ, được ở lán không phải tốn tiền thuê phòng trọ, cứ tuần 7 bữa hoặc 10 ngày là có tiền”.

5 anh em với gia đình 2 người cậu, “đoàn” của anh Phong gồm 14 người lớn và 9 đứa con nít. “Người lớn đi làm sắp nhỏ ở nhà chơi với nhau, đứa lớn trông đứa nhỏ, cho nên mấy đứa lớn phải thôi học theo ba má lên đây mần ăn. Con trai tui đã theo tui 12 năm rồi, từ lúc nó 5 tuổi đến giờ nó đã lớn đi mần hồ được” - vừa nói người đàn ông vẻ lớn tuổi nhất chỉ thằng bé đang cặm cụi vặt lông một cặp vịt. Thằng bé tên Vỹ cười toe toét khoe: “Em kiếm tiền được rồi, thợ phụ thôi, mỗi ngày được 180.000 đồng”.

Ông Nhan Hoàng Vĩnh - người cậu, cũng là người đưa đường dẫn lối 5 anh em của Phương lên Sài Gòn mần hồ - nói: “Ở xứ tui không có ai học nhiều, biết chữ là được rồi, thằng Phong học 3 năm mới hết lớp 1, biết viết được tên, biết đọc chữ số để lãnh tiền công là... tốt nghiệp”.

Tài sản duy nhất là sổ… hộ khẩu

Hỏi có về quê không? Tất cả họ chỉ im lặng. Chị Thuyền - vợ anh - Phong lí nhí: “Có về quê vợ, ở dưới Cà Mau thôi không dám về quê chồng. Em đi làm, lấy anh Phong, có với nhau ba mặt con rồi mà cũng chỉ về nhà chồng mới một lần”. Theo chị, không phải quê xa mà là vì chồng vẫn còn nợ nhiều lắm, không dám về, khi nào trả hết nợ rồi mới tính tiếp.

Anh Phong thở dài: “Làm vài tháng có dư gửi về cho ông bà dưới quê đi trả giúp, mình gọi điện về năn nỉ người ta đừng tính lãi. Nói thiệt là, cũng có lúc tui tính giựt nợ luôn, nhưng giựt ai, toàn là người quen của mình cả. Lúc mình cần họ không tiếc cho mình mượn, giờ mình giựt coi sao đặng. Trong tay mấy anh em tui chỉ có một cái sổ hộ khẩu là tài sản duy nhất của mỗi gia đình đi đâu mang theo, nếu nó bán được chắc tui cũng đã bán để trả nợ cho người ta. Không biết khi nào mới dám về nhà, ông già tui cũng yếu lắm rồi, ông bị bệnh gì đó mà phải đi chích thuốc định kỳ, tóc rụng gần hết. Tui lo lắm”.

Đang chuyện, thằng Vỹ chạy vào “báo cáo” với các chú là đã thịt xong cặp vịt. Anh Phong giải thích: “Bữa nay thôi nôi con gái út, ở dưới quê thì cái lễ thôi nôi người ta mần lớn lắm, mời cả họ hàng, bà con lối xóm. Mình lên đây, có anh em, không làm to nhưng cũng có cặp vịt để cả nhà lai rai”.

Lại hỏi, nếu giờ có chỗ nào thuê anh Phong đi làm tháng, dạng như vào công ty làm lãnh lương tháng anh có đi không? Anh Phong bảo anh sợ lắm, một lần tách anh em ra đi làm riêng, bị giựt lương, quỵt tiền, lại còn bị đánh, anh không rành chữ người ta nói gì cũng không dám cãi: “Sợ rồi, vào làm công ty thì cũng vào, nhưng phải cho tất cả anh em, vợ con cùng vào thì tui mới đi”. “Vậy 9 đứa con nít này thì sao?”. Tất cả im lặng nhìn nhau. Nghe rồi ám ảnh mãi, cuối cùng ông Vĩnh lên tiếng: “Thì chúng sẽ như thằng Vỹ bây giờ, sẽ theo ba má, đi từ chỗ này đến chỗ nọ, rồi cũng sẽ lớn thôi...”.

Theo Nhật Hồ - Lê Tuyết
Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.