Đất hiếm - khó có 'cửa' cho Việt Nam

Theo chiều kim đồng hồ: lần lượt (bắt đầu từ hàng trên ở giữa) là các sản phẩm đất hiếm: Prasiodymium; Cerium; Lathanium; Neodynium; Samarium, và Gadolinium (theo: //Peggy Greb/Agricultural Research Service/USDA)
Theo chiều kim đồng hồ: lần lượt (bắt đầu từ hàng trên ở giữa) là các sản phẩm đất hiếm: Prasiodymium; Cerium; Lathanium; Neodynium; Samarium, và Gadolinium (theo: //Peggy Greb/Agricultural Research Service/USDA)
TP - Câu chuyện đất hiếm gần đây rộ lên, khi Việt Nam (VN) chọn Nhật Bản là đối tác khai thác đất hiếm. Báo chí thông tin, VN được đánh giá là nước có trữ lượng đất hiếm thứ ba thế giới. Tiến sĩ khoa học kỹ thuật mỏ Nguyễn Thành Sơn, có bài viết gửi Tiền Phong, phác họa một góc nhìn khác về đất hiếm ở VN.

>> Đất hiếm Việt Nam đứng thứ ba thế giới - Kỳ 3 

Theo chiều kim đồng hồ: lần lượt (bắt đầu từ hàng trên ở giữa) là các sản phẩm đất hiếm: Prasiodymium; Cerium; Lathanium; Neodynium; Samarium, và Gadolinium (theo: //Peggy Greb/Agricultural Research Service/USDA)
Theo chiều kim đồng hồ: lần lượt (bắt đầu từ hàng trên ở giữa)
là các sản phẩm đất hiếm: Prasiodymium; Cerium; Lathanium;
Neodynium; Samarium, và Gadolinium (theo: //Peggy Greb/
Agricultural Research Service/USDA).

Thu không đủ chi?

Đất hiếm của VN được phát hiện từ năm 1958 ở vùng Tây Bắc tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái (quặng gốc) và trong sa khoáng chứa monazite và xenotite ven biển ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Bình Thuận v.v. Trong đó, có 3 mỏ lớn nhất xếp theo thứ tự là: Đông Pao (13km2), Bắc Nậm Xe (4,12km2) và Nam Nậm Xe (16km2). Tổng tiềm năng (dự báo và phỏng đoán với sai số có thể lên tới 90%) đất hiếm của VN khoảng 22 triệu tấn.

Năm 1990, cơ quan chức năng đã tiến hành thăm dò các mỏ Đông Pao, Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe. Kết quả cho thấy, tổng trữ lượng cấp B khoảng 5.680 tấn và cấp C1 khoảng 2,1 triệu tấn; cấp C2 khoảng 7,7 triệu tấn. Tuy nhiên, tổng trữ lượng đất hiếm khai thác có lãi (theo tiêu chuẩn đánh giá của Liên hợp quốc) thuộc cấp R-1-E (được thăm dò ở mức chi tiết và nếu khai thác phải có lãi) của VN chỉ có khoảng 1 triệu tấn.

Trong tình hình thị trường thế giới (mối quan hệ cung-cầu) và tiềm năng về đất hiếm của VN như trên, còn lâu chúng ta mới dám nhảy vào ngành công nghiệp đất hiếm để cạnh tranh với Trung Quốc. Việc cạnh tranh của ngành đất hiếm VN với Trung Quốc có thể coi là viển vông. Trước đây, khi Trung Quốc chưa công bố tìm ra đất hiếm ở Nội Mông, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã hăng hái đến Đông Pao, Nậm Xe, Lai Châu của VN. Nhưng sau khi Trung Quốc đưa vào khai thác các mỏ đất hiếm ở Nội Mông, các nhà đầu tư nước ngoài đã phải “bỏ của chạy lấy người”.

Thực tế, giá bán đất hiếm còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và vào loại đất hiếm cụ thể. Ví dụ, đất hiếm dùng cho sản xuất các loại đèn chiếu sáng huỳnh quang có giá cao nhất (lên tới 28 - 29 USD/kg), nhưng lại có khối lượng tiêu thụ không lớn (chỉ khoảng vài nghìn tấn/năm), còn nếu đất hiếm dùng làm xúc tác (là lĩnh vực tiêu thụ nhiều nhất) thì giá bán chỉ khoảng 2 - 2,5USD/kg.

Nếu triển khai theo phương án tính cho dự án Đông Pao, tổng mức đầu tư cho phần khai thác và chế biến khoảng 70 triệu USD, bằng công nghệ tuyển nổi của TOYOTA thực thu đất hiếm khoảng 65% loại quặng tinh có hàm lượng REO 45%; với phương pháp thủy luyện của Đại học Kansai Nhật Bản, giả sử chúng ta có thể sản xuất hằng năm khoảng 4.000 tấn ô xít đất hiếm (REO) với giá bán là 5USD/kg (hay 5.000USD/tấn) thì tổng doanh số cũng chỉ đạt 20 triệu USD/năm, tức là chỉ tương đương với doanh số xuất khẩu khoảng 80.000 tấn gạo.

Nếu trừ đi các chi phí (đặc biệt là chi phí đầu tư hạ tầng, bảo vệ môi trường, thăm dò địa chất v.v.) và thuế (thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu.v.v.) thì ngành khai thác đất hiếm cũng không thể trở thành “mũi nhọn” chỉ của riêng tỉnh Lai Châu, chứ chưa nói của VN. Lợi nhuận trong 10 năm chưa chắc đã đủ để bắc một chiếc cầu qua sông Nậm Xe.

Bài học từ Trung Quốc

Trữ lượng đất hiếm đã được thăm dò là số liệu bí mật của các quốc gia, vì vậy số liệu về trữ lượng đất hiếm thường không chính xác. Tuy nhiên, theo các số liệu được Cục Địa chất Mỹ công bố thì trữ lượng đất hiếm trên thế giới khoảng 87,7 triệu tấn. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các nước như: Trung Quốc (27 triệu tấn); Liên Xô trước đấy (19 triệu tấn); Mỹ (13 triệu tấn), Úc (5,2 triệu tấn); Ấn Độ (1,1 triệu tấn), Canada (0,9 triệu tấn); Nam Phi (0,4 triệu tấn); Brazil (0,1 triệu tấn); các nước còn lại (21 triệu tấn).

Trung Quốc là nước có tiềm năng và có trữ lượng đất hiếm lớn nhất. Mỏ đất hiếm Baiyun Obo ở vùng Nội Mông của Trung Quốc là mỏ lớn nhất thế giới, hiện chiếm tới 50% sản lượng của Trung Quốc.

Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị đặc biệt không thể thay thế và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử, kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hoá chất, đến lĩnh vực luyện kim, và cả chăn nuôi trồng trọt. Đất hiếm được dùng để sản xuất các chất xúc tác, nam châm, hợp kim, bột mài, gốm, chất phát quang…

Để chế tạo các máy điện thoại di động, ổ đĩa cứng máy tính... không thể không dùng đất hiếm. Nhiều nước coi đất hiếm là vàng của thế kỷ 21, thậm chí của cả thế kỷ 22. Các nhà khoa học thì gọi đất hiếm là những nguyên tố của tương lai.

Các khoáng vật chứa đất hiếm chủ yếu là: bastnaesite, monazite, xenitime, loparite và sét hấp phụ ion. Trong đó, khoáng vật bastnaesite chiếm tỷ trọng tới 79%, và sét hấp phụ ion của đất hiếm tại Trung Quốc là 16%.

Do các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khai thác đất hiếm ngày càng tăng, nhiều mỏ không có hiệu quả kinh tế nên trữ lượng đất hiếm ngày càng giảm. Mặc dù vậy, trữ lượng hiện có của thế giới cũng đủ tiêu dùng hàng trăm năm nữa.

Khoa học kỹ thuật công nghệ cao càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng đất hiếm càng tăng. Năm 1980, sản lượng đất hiếm được trao đổi trên thế giới chỉ có 26 nghìn tấn, nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 124 nghìn tấn (tăng gần 5 lần).

Theo các số liệu được công bố khác, sản lượng khai thác (cung) đất hiếm trên thế giới năm 2003 đã đạt mức 140 nghìn tấn REO, trong khi nhu cầu tiêu dùng khoảng 120 nghìn tấn.

Các nước dẫn đầu về sản lượng đất hiếm là: Trung Quốc (120 nghìn tấn), Ấn Độ (2,7 nghìn tấn) và Brazil (0,65 nghìn tấn).

Mỹ là nước có trữ lượng đất hiếm lớn, nhưng lại sớm đóng cửa các mỏ đang khai thác vì lý do môi trường và vì cung lớn hơn cầu. Nhật Bản là nước lo thiếu đất hiếm nhất, đã và đang mua với số lượng lớn đất hiếm của Trung Quốc về chôn dưới đáy biển để dùng lâu dài trong tương lai vì giá đất hiếm thời gian qua được coi là rất rẻ mạt.

"Mỹ và các nước phương Tây lợi dụng một thời gian dài, Trung Quốc chưa thấy hết giá trị sử dụng của đất hiếm và chưa có nhu cầu sử dụng đất hiếm trong nước, đã mua với số lượng lớn đất hiếm của Trung Quốc không phải để tiêu dùng ngay mà làm dự trữ chiến lược, coi đó cũng là một cách làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc và để tránh hậu họa sau này"

Thị trường đất hiếm trên thế giới rất đặc biệt, không tuân theo các qui luật bình thường: cũng thuộc loại “trăm người bán, vạn người mua” nhưng giá vẫn rẻ như bèo vì phía mua là các nước công nghiệp phát triển còn phía bán chủ yếu là Trung Quốc.

Thời gian qua, Trung Quốc đã mắc sai lầm khi liên tục tăng sản lượng đất hiếm (bình quân tới 12%/năm kể từ những năm 1980) không tính chuyện độc quyền, nên giá bán bị ép thấp. Giá bán đất hiếm của Trung Quốc chỉ phản ánh giá trị, nhưng không phản ánh giá trị sử dụng của đất hiếm.

Gần đây, các nhà kinh tế học của Trung Quốc mới giật mình nhận ra rằng, thế giới “phẳng” thật bất công đối với Trung Quốc: trong lịch sử phát triển, nếu Trung Quốc “xuất” thứ gì thì giá thứ đó rẻ như bèo (ví dụ như đất hiếm), còn nếu Trung Quốc phải “nhập” thứ gì thì giá thứ đó lại cao ngất ngưởng (ví dụ như nhiên liệu năng lượng).

Vì vậy, Trung Quốc trong thời gian gần đây đã hạn chế sản xuất đất hiếm vì trên thị trường thế giới cung đã vượt cầu. Vì vậy giá bán đã bị các nước nhập khẩu (Đức, Nhật) ép thấp hơn nhiều so với giá trị và giá trị sử dụng của đất hiếm. Giá bán đất hiếm bình quân trên thế giới đã lao dốc không phanh: nếu năm 1953 giá đất hiếm là 25 USD/kg, thì đến năm 2003 chỉ còn 5,9 USD/kg. Giá xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc cũng đã bị rớt thảm hại: nếu năm 1980-1990 giá xuất khẩu 1 kg REO là 10,7 USD, đến năm 2003 chỉ còn 4,6 USD/kg. Nếu tính đến cả sự mất giá của đồng đô la thì giá đất hiếm hiện nay là rất bèo.

Từ năm 1997, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố không ủng hộ các dự án đất hiếm. Riêng Trung Quốc, tại thời điểm thịnh vượng, có khoảng 200 doanh nghiệp khai thác chế biến đất hiếm với sản lượng từ 5.000 tấn/năm trở lên. Tổng năng lực khai thác đất hiếm của riêng Trung Quốc được đánh giá khoảng 250-300 nghìn tấn năm, tức là đã vượt xa nhu cầu của cả thế giới. Còn năng lực chế biến đất hiếm của Trung Quốc khoảng 180 nghìn tấn/năm, cũng gấp đôi nhu cầu của thế giới.

Vì tính quan trọng của đất hiếm, kể từ đầu năm 2010, để đối phó với khả năng Trung Quốc giảm xuất khẩu, các nước phương Tây đã quyết định thành lập dự trữ chiến lược về đất hiếm. Nga là nước khai thác đất hiếm từ những năm 1951, nhưng cũng đóng cửa để tranh thủ nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mỹ từng là nước khai thác và tiêu dùng đất hiếm lớn nhất thế giới. Nhưng gần đây chỉ là nước tiêu dùng đất hiếm lớn nhất. Còn sản lượng khai thác của cả nước Mỹ chỉ tương đương với một doanh nghiệp của Trung Quốc. Gần đây, báo Live Science đã tiết lộ trữ lượng của hai mỏ đất hiếm là Lehmi Pass và Điamon Creek (đã được thăm dò cách đây 15 năm, là hai mỏ lớn nhất ở bắc Mỹ) của Mỹ cũng đủ cung cấp cho tiêu dùng của Mỹ. Nhưng để khai thác được đòi hỏi phải đầu tư từ 500 triệu đến 1 tỷ USD trong vòng 8 năm tới.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.