Đất nông nghiệp lâu năm biến thành… đất rừng !

Đất nông nghiệp lâu năm biến thành… đất rừng !
TPO - Người dân và cán bộ ở xã Hiệp Hoà Trung đều khẳng định gần 3000m2 đất bà Nguyễn Thị Xao khai hoang năm 1972 và sản xuất, trồng cây ổn định từ đó tới nay.

Chuyện chỉ có ở Đông Hoà, Phú Yên:

Đất nông nghiệp lâu năm biến thành… đất rừng !

> Bác yêu cầu đòi bồi thường 40 tỷ đồng của ông Vươn
> Dân không muốn trao quyền định giá đất cho UBND tỉnh

TPO - Người dân và cán bộ ở xã Hiệp Hoà Trung đều khẳng định gần 3000m2 đất bà Nguyễn Thị Xao khai hoang năm 1972 và sản xuất, trồng cây ổn định từ đó tới nay.

Nhưng khi giải toả, Chủ tịch UBND xã lại bảo đây là đất nghĩa địa, và đền bù theo giá …đất rừng sản xuất!

Đất nông nghiệp của bà Xao bị bồi thường theo giá đất rừng
Đất nông nghiệp của bà Xao bị bồi thường theo giá đất rừng.

Chủ tịch xã lấn quyền …hội đồng

Năm 2009 tỉnh Phú Yên chuẩn bị đầu tư làm đường qua xã Hoà Hiệp Trung (nay là thị trấn Hoà Hiệp Trung- HHT) huyện Đông Hoà, Phú Yên. Để thực hiện Tiểu dự án 3, huyện Đông Hoà thu hồi nhiều phần đất để xây dựng công trình giao thông và làm dự án tái định cư. Việc định giá đất đền bù tùy tiện đã phát sinh oan trái.

Bà Trà Thị Minh Nam- con gái bà Nguyễn Thị Xao ở thôn Phú Thọ 1, thị trấn HHT bức xúc: “Đất này bố mẹ tôi khai hoang từ năm 1972 trồng hoa màu sinh sống. Năm 2009, mẹ mất để lại hơn 3.000m2 cho 7 anh chị em tiếp tục canh tác. Khi có dự án mở đường, năm 2011 UBND huyện Đông Hoà ra 2 quyết định thu hết đất của chúng tôi. Trong đó QĐ số 1208/QĐ-UBND thu hồi 1.129,8m2 để làm đường, và QĐ số 1079/QĐ-UBND thu hồi toàn bộ 1.789,5m2 đất mà 7 anh chị em chúng tôi sinh sống để làm khu tái định cư! Trong khi các hộ xung quanh đều được bồi thường theo giá đất thổ cư, giá đất nông nghiệp và được cấp đất tái định cư, thì gia đình tôi chỉ được bồi thường theo giá đất rừng sản xuất, chỉ có 15.000đ/m2”.

Ngày 21/9/2011 khi đường mới đã phóng tuyến, làm nền xong, dân khiếu nại về công tác đền bù, UBND huyện Đông Hoà mới cùng UBND xã Hoà Hiệp Trung họp xét việc bồi thường thu đất. Cuộc họp xác minh nguồn gốc đất của bà Nguyễn Thị Xao do bà Nam đại diện có mặt phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hoà, cán bộ phòng Tài nguyên Môi trường; Ban chuyên trách Bồi thường Hỗ trợ tái định cư, đại diện chính quyền, các tổ chức đoàn thể … đều khẳng định toàn bộ diện tích đất bà Xao là đất trồng hoa màu, đủ điều kiện đền bù. Biên bản cuộc họp có chữ ký của đại diện cả chục cơ quan, đóng 5 dấu đỏ hẳn hoi. Nhưng khi làm văn bản gởi cấp trên, ông Trần Phú Sơn- Chủ tịch UBND xã HHT vẫn yêu cầu bồi thường cho bà Nam theo giá đất rừng.

Phớt lờ chỉ đạo của cấp trên

Bức xúc kéo dài, bà Nam đại diện 7 anh em khiếu nại lên UBND huyện Đông Hoà và các cấp liên quan, đề nghị áp giá đền bù thoả đáng khi thu hồi đất, đồng thời xin bố trí 489,5m2 ngay trong diện tích đất bị thu hồi làm Khu tái định cư để gia đình bà Nam có nơi thờ cúng bố mẹ, tổ tiên.

Khi nhận được đơn khiếu nại, ngày 8/5/2013, ông Nguyễn Tài- Chủ tịch UBND huyện Đông Hoà ký QĐ số 335/QĐ-UBND bác đơn bà Nam, cho rằng đây là đất… nghĩa địa !?

Ngày 19/8/2013 Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên có văn bản nêu rõ: Quá trình tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện Đông Hoà thu hồi đất, Phòng TNMT huyện Đông Hoà chưa kiểm tra, đo đạc, đối chiếu hồ sơ để xác định cho đúng vị trí thửa đất, loại đất bà Nam bị thu hồi… Mặt khác, Chủ tịch UBND huyện Đông Hoà cho rằng đất của bà Xao là đất nghĩa địa nhưng lại bồi thường theo giá đất rừng sản xuất là không chính xác.

Mới đây, ngày 26/9/2013 UBND huyện Đông Hoà khi ra QĐ giải quyết khiếu nại đối với 7 hộ gia đình do bà Nam làm đại diện vẫn giữ nguyên quan điểm cũ, không làm rõ chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Yên.

Diện tích đất thu hồi thực hiện đường giao thông thuộc Tiểu dự án 3 là 104.484m2 (trong đó 8.635m2 đất thổ cư và 95.680m2 nông nghiệp), kinh phí bồi thường 51,303 tỷ đồng nhưng diện tích đất thu hồi thực hiện dự án khu Tái định cư lên đến… 117.860m2 (trong đó 1.950m2 đất thổ cư và 115.850m2 đất nông nghiệp), kinh phí bồi thường chỉ có 8,6 tỷ đồng !

Huỳnh Kiên

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.