Đấu giá biển số, sim đẹp: Tại sao không?

Xe đẹp và biển đẹp. Ảnh: MĐ
Xe đẹp và biển đẹp. Ảnh: MĐ
TP - Theo luật sư Nguyễn Văn Chiến, việc đấu giá biển số, sim đẹp là việc làm hết sức thiết thực và thực tế. Nhu cầu mong muốn sở hữu biển số xe, sim điện thoại đẹp là có thật, nhiều người sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để sở hữu một biển số xe, hay sim điện thoại đẹp.  

“Chúng ta đã có Luật Đấu giá, chúng ta đã có thực tiễn xã hội, nhu cầu xã hội, hà cớ gì chúng ta không hiện thực hóa, hợp thức hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật? Qua đó, làm cơ sở để Nhà nước tăng nguồn thu, lại chống được những tiêu cực có thể xảy ra” - luật sư Nguyễn Văn Chiến (Phó chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam) trao đổi với phóng viên Tiền Phong sau khi một số đại biểu quốc hội đề nghị thực hiện đấu giá biển số xe, sim điện thoại đẹp?

Theo luật sư Nguyễn Văn Chiến, đây là việc làm hết sức thiết thực và thực tế. Dẫn chiếu vào đời sống xã hội cho thấy, nhu cầu mong muốn sở hữu biển số xe, sim điện thoại đẹp là có thật, nhiều người sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để sở hữu một biển số xe, hay sim điện thoại đẹp. Do vậy, xã hội sẽ ủng hộ nếu luật hóa câu chuyện đấu giá này.

Tới nay, việc đấu giá biển số xe, sim số đẹp chưa được đưa vào Dự  Luật Đấu giá tài sản. Quan điểm của ông về câu chuyện này như nào?

“Hiện tượng nhu cầu người dân mong muốn có được biển số xe,  sim đẹp đó là có thật, nhưng chúng ta không điều chỉnh, nghĩa là chưa điều chỉnh hết các quan hệ xã hội phát sinh”.

Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Nguyễn Văn Chiến

Pháp luật cùng hệ thống văn bản pháp lý luôn phải đảm bảo nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. Riêng chuyện nhu cầu của người dân để có được biển số, sim điện thoại đẹp, tôi cho là đã có từ lâu và vẫn đang được xã hội thừa nhận.  Bây giờ, chúng ta đã nhìn nhận hiện tượng xã hội đó, hiện tượng nhu cầu người dân mong muốn có được biển số xe,  sim đẹp đó là có thật, nhưng chúng ta không điều chỉnh, nghĩa là chưa điều chỉnh hết các quan hệ xã hội phát sinh.

Điều này có nguy cơ dẫn đến những tiêu cực không, nếu chúng ta không hợp thức hoá, thưa luật sư?

Chúng ta đã có một thực tiễn, đã có những nhu cầu, mong muốn từ xã hội, nhưng nếu không kịp thời điều chỉnh, có nghĩa, sẽ dễ dàng dẫn đến những tiêu cực, dẫn đến những lãng phí, không tận dụng được nguồn thu.

Theo luật sư, tiêu chí nào để cho rằng một biển số xe, hay sim điện thoại được cho là đẹp, qua đó các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập hồ sơ để đấu giá?

Đấu giá biển số, sim đẹp: Tại sao không? ảnh 1

Luật sư Nguyễn Văn Chiến (Phó chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam)

Điều quan trọng đầu tiên, chính là việc Nhà nước phải hợp thức hóa bằng việc đưa nội dung này vào Luật Đấu giá. Khi các đạo luật đã cho phép, việc còn lại nhiệm vụ của Chính phủ, thể hiện ở các văn bản hướng dẫn, như hệ thống các văn bản dưới luật, là các nghị định, thấp hơn là các thông tư của các bộ hoặc liên bộ. Khi hướng dẫn, các văn bản dưới luật cũng cần làm rõ, tiêu chí nào để đánh giá một biển số xe hoặc sim điện thoại đẹp, qua đó mới có cơ sở để lưu vào ngân hàng số để phục vụ công tác đấu giá.


Xin cảm ơn luật sư.

MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.