ĐBSCL: Chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng hạn mặn

ĐBSCL: Chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng hạn mặn
TP - Ông Huỳnh Văn Kha xã Vân Khánh Tây (huyện An Minh, Kiên Giang) có 2 ha tôm-lúa cho biết, khi không trồng lúa được nữa đã chuyển sang trồng cỏ năn tượng và nuôi tôm vẫn đạt kết quả tốt như trồng lúa.

Ông Dương Thanh Cường ở xã Thuận Hòa lại trồng cỏ đuôi phụng. Ông kể,  năn tượng và các loại cỏ nước mặn có thể sống với mật độ rất dày, đến 800-1.000 cây/m2, hơn hẳn cây lúa, bộ rễ chằng chịt có tác dụng cải tạo đất và còn tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho các loài thủy sản, giữ hệ sinh thái cân bằng phù hợp với sự phát triển của tôm.

* Ngày 11/3, ông Lê Văn Sử, GĐ Sở NN&PTNT Cà Mau cho biết, từ năm 2000- 2015, nông dân tự chuyển đổi gần 49.780 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang nuôi tôm kết hợp với trồng lúa. Trong đó, có hơn 17.840 ha chuyển đổi sản xuất không đúng quy hoạch sử dụng đất, hơn 31.930 ha đất 1 vụ lúa sang sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm đúng quy hoạch sử dụng đất. Vùng chuyển dịch tự phát từ đất trồng lúa sang sản xuất luân canh lúa- tôm  xảy ra tại Thới Bình, U Minh và thành phố Cà Mau.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.