Đê biển ở Nam Định bị đe dọa nghiêm trọng

Đê biển ở Nam Định bị đe dọa nghiêm trọng
Ngày 1/8, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo PCLB TW đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp với các Bộ, ngành về tình hình thiệt hại do cơn bão số 2 gây ra.

Ngay sau cuộc họp,  PV Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với ông Lê Huy Ngọ, Trưởng ban Phòng chống lụt bão và Tìm  kiếm cứu nạn TW.

Khi bão số 2 tràn vào ông đã trực tiếp đi kiểm tra các tuyến đê biển, ông thấy sự nguy cấp của các tuyến đê này thế nào?

Thiệt hại do bão số 2 gây ra

Bão số 2 đã làm 2 người chết, 2 người mất tích; đê biển Cát Hải (Hải Phòng) bị tràn nhiều đoạn, làm đổ 500 m tường chắn sóng đỉnh kè làm vỡ 2 đoạn đê, kè dài 150 m, nước ngập vào khu dân cư 1m;100 nhà bị tốc mái, 1000 nhà bị ảnh hưởng ở Cát Hải (Hải Phòng); Đổ 153 cột  điện thoại, đổ 3 cột điện cao thế ở Hải Phòng; 26.500 ha nuôi trồng thuỷ sản bị ngập  do nước biển dâng; 28.170 ha lúa hoa màu bị ngập úng; chìm 3 tàu loại 30 tấn, 3 thuyền nhỏ bị chìm và 5 thuyền nhỏ bị trôi ở Bạch Long Vĩ và Cát Hải – Hải Phòng. 

Có mặt ở Nghĩa Hưng và Hải Hậu vào lúc bão đi qua, tôi thấy tuyến đê biển này đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nguyên nhân do chúng ta thiếu kinh phí đầu tư để tu bổ và kỹ thuật đắp đê vẫn cần phải xem lại...  Đáng ra khi đắp đê phải để chân đê rộp để tạo vùng bãi  bồi. Bởi nếu không, khi có bão công tác cứu hộ đê biển sẽ không có hiệu quả. 

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo phòng chống bão lụt TW thì cơn bão số 2 không mạnh nhưng lại gây thiệt hại về người và của, nguyên nhân là do đâu?

Cơn bão số 2 là cơn bão không mạnh nhưng khi đổ bộ vào đất liền thời gian duy trì lâu, di chuyển chậm lại kéo dài và gặp lúc triều cường vì vậy đã tạo ra nước biển dâng cao, uy hiếp đến nhiều tuyến đê biển, đặc biệt là đê biển Hải Phòng.

Con số 2 người chết và 2 người  mất tích do  bão số 2 gây ra quả thật đáng tiếc, bởi hoàn toàn có thể tránh được. Người chết và mất tích do ở lại đầm tôm, khi có bão đã không chạy vào kịp. Thiệt hại do nuôi trồng thuỷ sản vào khoảng 26.500 ha, trong đó phần nhiều là diện tích nuôi ngoài đê. Chúng ta không nên nuôi thuỷ sản ngoài đê vào mùa mưa bão.

Hiện nay đang có phong trào phát triển khu du lịch ra ngoài biển, theo ông điều này có nguy hiểm không khi gặp bão lớn?

Điều này rất nguy hiểm, nếu có bão lớn thì ảnh hưởng đến tính mạng con người và nguy cơ phá sản với những nhà đầu tư là điều không thể tránh khỏi.

Biện pháp trước mắt để khắc phục hậu quả do bão số 2 gây ra là gì thưa ông?

Trước tiên phải ưu tiên kinh phí để hàn khẩu đê vỡ biển ở Cát Hải (Hải Phòng) sau khi nước rút. Bên cạnh đó sẽ cấp kinh phí tu bổ một số tuyến đê biển có nguy cao  vỡ cao như ở Nghĩa Hưng, Hải Hậu (Nam Định). Chuẩn bị giống lúa để kịp thời gieo cấy bù vào diện tích lúa do bão lụt làm hỏng.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.