<FONT face=Tahoma>Nhiều mỏ dầu đang không cho phép “ép” gia tăng </FONT><FONT face=Tahoma>sản lượng để tăng thu ngân sách</FONT>

Đề nghị Chính phủ báo cáo việc quản lý nhà công vụ

Đề nghị Chính phủ báo cáo việc quản lý nhà công vụ
TPCN - Hôm qua (21/10), ngày đầu tiên QH làm việc tại hội trường để thảo luận về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) làm “nóng” hội trường với vấn đề nhà công vụ.

>> Biến nhà công thành nhà tư

Câu hỏi lớn về nhà công vụ

Ông Cảnh nói: “Nhà công vụ là để tạo điều kiện chỗ ở cho cán bộ khi chưa có nhà, vậy mà phân công quản lý thế nào lại để xảy ra tình trạng nhà công, biệt thự công lại thuộc quyền sở hữu của riêng cá nhân. Cử tri cả nước đang đặt câu hỏi lớn đối với sự quản lý lỏng lẻo này, vì vậy đề nghị Chính phủ có báo cáo trước Quốc hội”.

Phát biểu sau đó, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) đã cho thấy một thực trạng: “Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhưng, về nhà ở hầu hết các tỉnh mới đạt trên 50% nhu cầu, nước sinh hoạt mới đạt 28% so với hộ được duyệt. Từ kết quả này tôi rất đồng tình với kiến nghị của Hội đồng dân tộc (của QH) là cần kéo dài thời gian thực hiện chương trình 134 của Chính phủ đến năm 2008, và bố trí đủ vốn để thực hiện chương trình, trong đó cần tập trung mức hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt và đất sản xuất.

Cho rằng công tác cán bộ là “gốc” của mọi vấn đề, đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) phát biểu: “Ngay trong năm 2007, Quốc hội, Đảng, Chính phủ hãy tập trung kiện toàn đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là người đứng đầu các Bộ, ngành, sao cho đủ năng lực, đủ đạo đức, đủ uy tín lãnh đạo quản lý và đủ sức phòng, chống tham nhũng lãng phí”.

Đại biểu Ngoạn đặt vấn đề: “Tỉnh Khánh Hòa có đầy đủ cấp ủy Đảng và chính quyền nhưng ở đây đã xảy ra nhiều vụ việc bê bối, cán bộ chủ chốt của tỉnh bị xử lý; Hà Nội là Thủ đô nhưng bên cạnh những thành tích vẫn còn tồn tại rất nặng tình trạng quan liêu và trì trệ; thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương làm dân khổ nhất vì có nhiều dự án treo, quy hoạch treo, còn Bộ Thương mại thì có vụ Mai Văn Dâu...

Vậy đâu có phải bộ máy lãnh đạo các địa phương hoặc bộ, ngành đều vững mạnh. Do đó tôi đề nghị Bộ Chính trị, Chính phủ, ủy ban Thường vụ Quốc hội trực tiếp ra tay để củng cố từng đơn vị, tạo niềm tin cho nhân dân.

Theo tôi, ổn định tổ chức của cán bộ không nhất thiết cứ theo từng khoá 5 năm, 10 năm, mà phải có sự bứt phá, ai giỏi đưa lên thật nhanh, ai không hợp lý điều chỉnh lại, ai đuối đưa xuống, ai kém đạo đức thì loại, chúng ta lấy cái chung làm trọng, đừng để cho dân cứ phải kêu mãi”.

Không để độc quyền về SGK

Đại biểu Trần Cảnh Nam cũng dành phần lớn nội dung phát biểu của mình cho vấn đề tiêu cực trong giáo dục, ông Nam nhận xét: “Hiện nay cả nước đang hưởng ứng cuộc vận động chống tiêu cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, sẽ có sự mâu thuẫn giữa việc chống tiêu cực với những chỉ tiêu đề ra trong thi đua của ngành giáo dục như trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục... Đề nghị Bộ cần xem xét, điều chỉnh lại các tiêu chí thi đua trong ngành và xem xét lại các tiêu chuẩn”.

Cũng mạch ý kiến này, đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng: “Xã hội cũng đang rất hoanh nghênh quyết tâm chống tiêu cực của tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.

Tôi đề nghị, chương trình kỳ họp Quốc hội sau này sẽ có chuyên đề riêng về vấn đề giáo dục, nhưng trước mắt Quốc hội nên ra Nghị quyết về vấn đề này, chí ít là việc biên soạn và in ấn sách giáo khoa, không nên để độc quyền mãi như thế, kỳ họp Quốc hội nào cũng nêu đi nêu lại”.

Làm gì để giúp người nông dân?

Quan tâm đến vấn đề gia nhập WTO, nhiều đại biểu đã đề nghị Chính phủ đưa ra những kế sách cụ thể cho sự phát triển của đất nước sau khi vào tổ chức này, đại biểu Đào Xuân Nay (Bình Định) tỏ ra lo lắng: “Chúng ta sẽ làm gì để giúp nông dân, là lực lượng đông đảo nhất, trước sự cạnh tranh của hàng nông sản các nước, vì vào WTO thì các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước cho nông dân và nông sản sẽ không còn”.

Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) đề cập cụ thể: “Khi chúng tôi tiếp xúc cử tri, bà con cho rằng đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhưng nhận được sự đầu tư của Trung ương còn ít, cử tri kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ nông nghiệp theo lối mới, phù hợp với quy tắc chung của WTO.

Cụ thể là Chính phủ cần đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ở nông thôn, đào tạo nghề cho nông dân, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật đổi mới công nghệ trong sản xuất”.

Ngày mai (23/10), Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội trường về các vấn đề kinh tế-xã hội.

Nhiều mỏ dầu đang không cho phép “ép” gia tăng sản lượng để tăng thu ngân sách

Cho rằng để bảo đảm phát triển kinh tế xã hội bền vững, không nên đặt nặng vấn đề tăng sản lượng khai thác tài nguyên thiên nhiên để tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng thu ngân sách, Đại biểu QH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Cty dầu khí VN Phạm Quang Dự đã có bài phát biểu gây được sự chú ý đặc biệt ở hội trường trong phiên thảo luận hôm qua. Ông Dự nói:

Nếu như những năm trước đây, để góp phần bảo đảm tăng trưởng GDP và tăng thu ngân sách, chỉ cần ép gia tăng thêm sản lượng dầu thô, thì hiện nay tình trạng của các mỏ dầu không cho phép làm như vậy nữa. Trong khoảng 70 giếng dầu khai thác, mỏ Bạch Hổ lớn nhất hiện có khoảng 40 giếng đã ngập nước, tình trạng ngập nước cũng xảy ra trên một nửa số giếng của mỏ Sư Tử Đen là mỏ lớn thứ hai.

 Nếu cố ép tăng thêm sản lượng, trước mắt sẽ dẫn đến tình trạng ngập nước sớm hơn của mỏ, không thể thu hồi được số dầu thô trong những năm tới đây theo sơ đồ công nghệ đã được phê duyệt, dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên này và có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến nguồn nhiên liệu dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất xây dựng xong vào năm 2009.

Theo báo cáo của Tổng Công ty dầu khí ngày 16/10/2006 thì ước sản lượng năm 2006 là 17,5 triệu tấn, so với kế hoạch năm nay sản lượng dầu thô giảm 0,5 triệu tấn và giảm 1 triệu tấn so với năm qua.

Như vậy, với giá bình quân như đưa vào tính toán 65 đô la/thùng thì giá trị gia tăng của sản phẩm dầu thô và tăng trưởng kinh tế giảm gần 500 triệu đô la so với tổng GDP ước 60 tỷ đôla của năm 2006, giảm gần 1% GDP theo giá thực tế, thu ngân sách tương ứng sẽ giảm gần chục ngàn tỷ đồng. Đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội về ảnh hưởng cân đối vĩ mô này.

MỚI - NÓNG