Đề nghị công nhận liệt sỹ cho hai 'hiệp sỹ' đường phố

TP - Ngày 23/5, UBND TPHCM có văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và xã hội xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận liệt sĩ và cấp bằng Tổ quốc ghi công cho hai “hiệp sỹ” đường phố Nguyễn Văn Thôi và Nguyễn Hoàng Nam.

UBND TPHCM cho rằng việc các “hiệp sỹ” đường phố phát hiện, ngăn chặn hành vi phạm tội là tự nguyện, tranh thủ thời gian rảnh rỗi bên cạnh công việc chính hàng ngày để góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố trong nhiều năm qua.

Theo kết quả điều tra ban đầu của Công an TPHCM, tối 13/5, nhóm hiệp sĩ gồm 7 người đi xe máy trên đường, đến khu vực cư xá Bắc Hải (quận 10) thì phát hiện hai thanh niên có biểu hiện khả nghi nên bám theo.

Đến trước nhà số 348C Cách Mạng Tháng Tám (phường 10, quận 3), đối tượng ngồi sau xuống xe dùng dụng cụ bẻ khóa chiếc xe Honda SH đang dựng trước nhà. Nhóm hiệp sĩ ập vào khống chế và bị đối tượng dùng dao đâm. Hai “hiệp sỹ” Nguyễn Văn Thôi (SN 1976, quê Bình Định) và Nguyễn Hoàng Nam (SN 1989, quê Đồng Nai) tử vong khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Hai đối tượng phạm tội đã bị công an bắt sau hơn 8 giờ gây án.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.