Đề nghị hiến định Chủ tịch nước có quyền miễn nhiệm các thành viên Chính phủ

Đề nghị hiến định Chủ tịch nước có quyền miễn nhiệm các thành viên Chính phủ
Trong văn bản góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Bộ Tư pháp tổng hợp, Sở Tư pháp Quảng Ninh kiến nghị cần bổ sung quy định “Chủ tịch nước, trong thời gian QH không họp, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, có quyền miễn nhiệm, cách chức các chức danh của Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm như Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo QH tại kỳ họp gần nhất”.

Đề nghị hiến định Chủ tịch nước có quyền miễn nhiệm các thành viên Chính phủ

Trong văn bản góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Bộ Tư pháp tổng hợp, Sở Tư pháp Quảng Ninh kiến nghị cần bổ sung quy định “Chủ tịch nước, trong thời gian QH không họp, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, có quyền miễn nhiệm, cách chức các chức danh của Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm như Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo QH tại kỳ họp gần nhất”.

Chủ tịch nước phải có quyền yêu cầu giải trình vấn đề dân bức xúc

Sáng nay 15-3, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại Hà Nội. Dự thảo báo cáo kết quả lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp của các cơ quan trong ngành tư pháp cung cấp tại Hội nghị cho thấy, tất cả các nội dung điều khoản của Dự thảo đều được các cơ quan thuộc ngành tư pháp ở các tỉnh, thành, các cơ quan thuộc Bộ góp ý rất chi tiết, trong đó có nội dung về Chủ tịch nước.

Học viện Tư pháp; Trường Trung cấp luật Vị Thanh và Sở Tư pháp Nghệ An đề nghị sửa đổi Điều 92 với nội dung “Chủ tịch nước do cử tri cả nước bầu ra thông qua tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của Quốc hội”.

Ở Điều 93 về vai trò, quyền hạn của Chủ tịch nước, các ý kiến góp ý đề nghị cần phải trao quyền kiến nghị lại luật, pháp lệnh cho Chủ tịch nước tương tự Hiến pháp 1946. Theo đó, Chủ tịch nước chỉ công bố những luật và pháp lệnh nào được coi là hợp hiến, hợp pháp (đối với pháp lệnh) thì khi đó việc công bố luật, pháp lệnh mới có ý nghĩa thực tiễn đích thực của nó với tư cách là một giai đoạn của quy trình làm luật, pháp lệnh.

Theo lý giải thì quy định này biểu hiện cơ chế phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước mà không làm giảm vai trò, vị trí của Quộc hội (QH), nhằm nâng cao tính trách nhiệm của QH khi thông qua các dự án luật. Khi Chủ tịch nước kiến nghị QH xem xét lại luật thì QH phải xem xét lại, nếu có 2/3 tổng số ĐBQH đồng ý thì Chủ tịch nước phải công bố luật. Quy định này nhằm nâng cao tính trách nhiệm chính trị của QH đối với nhân dân về những luật do mình thông qua.

Sở Tư pháp Quảng Ninh thì kiến nghị cần bổ sung quy định “Chủ tịch nước, trong thời gian QH không họp, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, có quyền miễn nhiệm, cách chức các chức danh của Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm như Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo QH tại kỳ họp gần nhất”.

Còn theo kiến nghị của Cục Thi hành án dân sự Sơn La, cần bổ sung nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt của Chủ tịch nước trong điều kiện đất nước có chiến tranh với tư cách là “thống lĩnh các lực lượng vũ trang và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh”.

Sở Tư pháp Lâm Đồng kiến nghị “cần bổ sung quyền của Chủ tịch nước được chủ trì, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC họp giải trình về việc giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội”.

Bổ sung quy định Thủ tướng phải báo cáo trước nhân dân

Ở phần kiến nghị trong dự thảo Báo cáo, liên quan đến các quy định của Dự thảo về Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Bộ Tư pháp nhấn mạnh bên cạnh những ưu điểm của các quy định nêu trong Dự thảo về vai trò, vị thế, trách nhiệm của Thủ tướng, Dự thảo mới chỉ ghi nhận vị trí, chức năng của Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, còn vị trí đứng đầu cơ quan hành chính thì chưa được thể hiện cụ thể. Còn có sự thiếu tách bạch trong các quy định về nhiệm vụ của Thủ tướng.

Ngoài ra, Dự thảo cũng chưa có các quy định cụ thể về nhiệm vụ của Thủ tướng với vai trò lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ, nhất là lãnh đạo Chính phủ thực hiện quyền hành pháp…; chưa có điều khoản mở để tạo sự chủ động, linh hoạt cho Thủ tướng điều hành đất nước, nhất là trong những tình huống đột xuất, khẩn cấp.

Về trách nhiệm, Dự thảo cũng mới chỉ bổ sung quy định trách nhiệm của Thủ tướng báo cáo công tác trước QH, Ủy ban TVQH và Chủ tịch nước, còn trách nhiệm của Thủ tướng trong việc báo cáo công tác trước nhân dân thì chưa được quy định, trong khi lại yêu cầu các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm này là chưa hợp lý.

“Thủ tướng cũng phải có trách nhiệm báo cáo công tác của mình trước nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về công tác của mình. Đây cũng là trách nhiệm chính trị của Thủ tướng, là một phương thức để nhân dân có được cơ chế giám sát hoạt động của Thủ tướng”, Bộ Tư pháp kiến nghị.

Theo Bảo Cầm
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG