Đề nghị thay đổi chính sách tiền lương

ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai, đoàn Tây Ninh
ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai, đoàn Tây Ninh
TPO – Chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức cấp cơ sở còn quá thấp, nên nhiều chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước “về” đến địa phương thì không còn “nguyên vẹn”. Ai cũng thấy hết mà sao không sửa được? – Đại biểu Bạch Mai, đoàn Tây Ninh nhận xét như vậy và đề nghị cần thay đổi chính sách tiền lương.
ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai, đoàn Tây Ninh
ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai, đoàn Tây Ninh.

Sáng nay, 2 – 10, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Nhiều đại biểu (ĐB) nêu những bức xúc của người dân và kiến nghị biện pháp quản lý Nhà nước trên nhiều lĩnh vực.

Tăng lương, giảm giá thuốc

ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai, đoàn Tây Ninh, cho rằng, chế độ đãi ngộ với cán bộ, công chức cấp cơ sở hiện nay còn quá thấp, nên nhiều chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước “về” đến địa phương thì bị “bóp méo”.

Sau khi chỉ ra một trong những nguyên nhân là lương thấp, ĐB Bạch Mai kiến nghị, cần thay đổi chính sách tiền lương, để công chức sống được bằng lương, khuyến khích những người giỏi vào làm Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính...

Nữ “nghị sĩ” này còn nêu lên một bức xúc lớn của người dân về giá thuốc. “Có những loại thuốc bán gấp bốn, năm lần giá mua” - ĐB Mai nêu lên sự phi lí đó và đề nghị Bộ Y tế, Công Thương, Tài chính cần có trách nhiệm thực thi tốt Luật Dược, để hạ giá thuốc đang “nhảy múa”, khiến nhiều gia đình lao đao, mỗi khi có người thân mắc bệnh hiểm nghèo, phải chữa bằng biệt dược.

Đồng tình với nhận định đó, ĐB Nguyễn Hữu Đồng, đoàn Nam Định, khẳng định: “Giá thuốc tân dược ảnh hưởng đến cả người khỏe và người yếu”.

Cần kiểm tra lại việc nhập khẩu, đấu thầu, hoa hồng cho bác sĩ, trình dược viên... - ĐB Bạch Mai chỉ ra “bệnh” để ngành Y tế tập trung “chữa trị”.

Phải “ghìm” giá cả xuống

Trước tình trạng giá cả sinh hoạt leo thang ảnh hưởng trực tiếp đến bữa cơm của người dân, các ĐB Quốc hội đặt ra cho Chính phủ yêu cầu phải khẩn trương bình ổn thị trường.

Là ĐB đoàn Điện Biên, ông Lò Văn Muôn nhận xét, chỉ số giá cả tăng 9%, trong khi lạm phát hơn 8%, giá USD tăng nhưng các ngoại tệ khác lại giảm..., ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân. Vì vậy, ĐB Phương Hữu Việt, đoàn Hà Nội, đề nghị, phải giảm lạm phát xuống còn 3 – 4%.

Cùng với đó, việc đảm bảo điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất cũng được đặt ra cấp thiết, nhất là vào mùa hè nóng bức. Liệu Tập đoàn Điện lực có gánh vác nổi trách nhiệm này? – ĐB Trần Tiến Cảnh, đoàn Hà Nam, đặt câu hỏi và cho rằng, Bộ Công Thương cần hành động hiệu quả hơn nữa, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Chiều nay, 14 giờ, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, được tường thuật trực tiếp trên truyền hình.

Có khả năng vỡ hồ bùn đỏ

Khi chứng kiến thảm họa bùn đỏ ở Hungary, rất nhiều trí thức và nhân dân hết sức lo lắng về dự án bô xít Tây Nguyên. Trước dư luận “nóng” lên từng ngày, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, Môi trường, Phạm Khôi Nguyên đã được Quốc hội đề nghị giải đáp những thắc mắc đó.

Dự án boxit Tây Nguyên vẫn khiến người dân lo ngại về môi trường
Dự án boxit Tây Nguyên vẫn khiến người dân lo ngại về môi trường. Ảnh minh họa

Bộ trưởng cho hay, theo nghiên cứu, hồ bùn đỏ có thể vỡ, nhưng ông Nguyên cũng cho biết, tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ chia thành tám hồ nhỏ để chứa bùn. Nếu hồ một bị vỡ thì hồ hai sẽ hứng bùn, sau đó khi khô bùn, sẽ tiến hành trồng cây...

Nhưng nếu chiếc hồ cuối cùng bị vỡ thì sao? Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên trả lời rằng, đã đề nghị TKV dành 50 hecta đất trống để chứa bùn.

Trước đó, vị Bộ trưởng là Thạc sĩ ngành Địa Vật lý này cũng báo cáo trước Quốc hội việc cử các chuyên gia đi nhiều nước tiên tiến để học tập kinh nghiệm, nghiên cứu, đánh giá... thẩm định môi trường, xung quanh dự án bô xít Tây Nguyên.

Tuy nhiên, ĐB Dương Trung Quốc lại cho rằng, những giải trình này chưa làm ông an lòng. Một trong những lý do, theo nhà sử học này, vì Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên từng phát biểu rằng, những tính toán đó là về lý thuyết. Nhưng khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế thế nào?

ĐB Dương Trung Quốc kiến nghị: “Có thể dừng lại dự án bô xít để bàn cho thấu đáo”.

 Hoàng Tuân

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.