Đề xuất phiên bản khác

Đề xuất phiên bản khác
TP - Khác hẳn dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi do Bộ Tài nguyên&Môi trường (TN&MT) soạn thảo mà Quốc hội đưa ra thảo luận hôm qua, một nhóm chuyên gia vừa gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phiên bản hoàn toàn khác.

> Sẽ thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ Huỳnh Văn Tiếp phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ Huỳnh Văn Tiếp phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.
 

Dự thảo của Bộ TN&MT được cho là thiếu và yếu nhiều thứ. Một trong những điểm yếu lớn nhất trong dự thảo của Bộ TN&MT là hầu như không kế thừa các điểm mạnh của Luật Tài nguyên nước (TNN) hiện hành có hiệu lực từ năm 1998.

Ông Trịnh Quang Trạm - nguyên Giám đốc Sở Thủy lợi Ninh Bình, cho rằng những tồn tại và bất cập trong công tác bảo vệ TNN hiện nay đều do chậm ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn thi hành luật, do khâu điều hành, tổ chức quản lý hoặc phối hợp giữa cơ quan quản lý và chính quyền các cấp.

“Hậu quả là phân cấp quy hoạch xây dựng nhà máy thủy điện tràn lan; quy hành, vận hành phối hợp các hồ thủy điện, các dòng sông thiếu phần tận dụng tổng hợp cho nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, gây tổn hại rất lớn cho xã hội”, ông Trạm nói.

GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, Giám đốc Trung tâm KHCN Khí tượng Thủy văn & Môi trường, khẳng định: “Luật TNN năm 1998 là khá toàn diện, đầy đủ.

Thiếu sót chính có thể là thiếu quy định cụ thể về chế tài hoặc chưa đủ chi tiết ở một số nội dung, làm nảy sinh những bức xúc, nổi cộm, gây tranh cãi hoặc khó xử lý trong thực tiễn”.

Vì các lý do chính nêu trên, nhiều người khi được hỏi đều thống nhất ý kiến nên hoãn nửa năm việc thông qua Luật TNN sửa đổi do Bộ TN&MT soạn thảo. Thay vào đó, một bản dự thảo mới thay thế dự thảo của Bộ TN&MT đã được đề xuất.

Dự thảo mới, vừa được gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ yếu dựa trên nền tảng Luật TNN năm 1998. Khác với dự thảo của Bộ TN&MT, theo TS Trần Nhơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi và là trưởng nhóm chấp bút dự thảo mới, dự thảo mới đặc biệt chú trọng đến việc xem sản phẩm nước là hàng hóa.

Theo đó, sẽ xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước. Theo dự thảo mới, nước phải được khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, và đa mục tiêu.

Trong số các nội dung bổ sung, đáng chú ý có đề xuất táo bạo về việc thống nhất quản lý TNN bằng việc thành lập một bộ mới. Cho đến nay việc quản lý TNN phân tán về nhiều bộ ngành như Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, v.v…

Bộ TN&MT là chủ quản tài nguyên nước nhưng thực sự chỉ quản lý nước ngầm, khí tượng thuỷ văn, và các chính sách chung chung. “Thực lực cán bộ am hiểu về nước ở Bộ TN&MT còn mỏng, khó đủ sức để quản lý toàn diện trong khi thiên tai và biến đổi khí hậu tác hại đến nước rất nghiêm trọng và thường xuyên”, TS Trần Nhơn nói.

TNN được quản lý phân tán khiến cho nhiều xung đột về nước, gần đây nhất là xung đột giữa thủy điện và nước ở hạ lưu, không được cơ quan nào làm đầu mối đứng ra giải quyết.

TS Trần Nhơn đề xuất tên của bộ mới là “Bộ Nước & Biến đổi Khí hậu”.

Quốc Dũng tổng hợp

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPO - Người tự nhận có thể cầu mưa cho TPHCM nhận lỗi; Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn phải nộp thêm 400.000 USD và 100 triệu đồng; Nam thanh niên trộm chó trong tích tắc; Siêu tàu cao tốc từ TPHCM - Côn Đảo chính thức hoạt động; Đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.