Dẹp 'bôi trơn' - Chặng đường dài

TS Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI
TS Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI
TP - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 vừa công bố với bức tranh có nhiều khởi khắc. Điểm trung vị của địa phương (61,76 điểm) đạt cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, kể từ khi PCI ra đời.

Điều này cũng cho thấy "dàn nhạc" cải cách ở các địa phương đã "đồng thanh, đồng điệu" hơn. “Ngôi sao” Quảng Ninh năm thứ hai liên tiếp đứng ở vị trí quán quân. Ba tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có tiến bộ vượt bậc là Đồng Tháp, Long An, Bến Tre. Điểm nhấn khác đến từ Thủ đô Hà Nội, khi lần đầu tiên lọt vào top 10...

PCI 2018 cũng ghi nhận những điểm sáng, khi chi phí không chính thức, tham nhũng vặt đã giảm, cải cách hành chính có bước tiến, chính quyền cấp tỉnh nhìn chung năng động và sáng tạo hơn… Đó là các tín hiệu cho thấy các nỗ lực cải cách hành chính và công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta đã phát huy tác dụng.

Thế nhưng, vẫn còn đó những điều đáng quan ngại, khi tới 58% DN được khảo sát vẫn còn bị nhũng nhiễu, gần 55% DN vẫn phải trả chi phí bôi trơn. 

Vì chưa minh bạch, thủ tục rườm rà, thủ công… nên công chức khi làm các thủ tục hành chính còn có hành vi hạch sách, vòi vĩnh để được “bôi trơn”, gây gánh nặng cho DN, khiến họ rơi vào tình trạng rủi ro, có thể làm mất cơ hội kinh doanh. 

Cùng đó, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn nhưng vẫn còn không ít gập ghềnh, khi tới 40% DN nói rằng, tỉnh còn ưu ái DN Nhà nước, DN FDI hơn DN tư nhân trong nước. 

Ngoài ra, thủ tục hậu đăng ký kinh doanh vẫn là gánh nặng với nhiều rào cản. Tính minh bạch ít được cải thiện. Chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ DN chưa cao. Các DN tư nhân, nhất là DN siêu nhỏ, vừa và nhỏ đang rất khó khăn…

Có thể, giờ chúng ta đã quen với những thông điệp: Khu vực tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế tư nhân là chìa khóa cho sự phát triển bền vững và tự chủ của nền kinh tế….Nhưng, 14 năm trước, khi mới bắt đầu hành trình xây dựng PCI, thì đó là những điều xa lạ.

Và để làm được điều đó, PCI ra đời là tiếng nói của khu vực tư nhân, “hàn thử biểu” của cải cách, là “thước đo” nỗ lực của chính quyền; là thể chế ở cấp địa phương - một trong ba mũi đột phá cho tăng trưởng: thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Và PCI như ngọn hải đăng, đó không chỉ là bảng xếp hạng, đó là nguồn cảm hứng, để các địa phương chia sẻ, lan tỏa cho nhau về những sáng kiến tốt, giúp nhau cùng tiến bộ. 

Có thể kể đến kinh nghiệm xây dựng mô hình “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính cho DN của Bình Dương, Đà Nẵng trước đây; thực tiễn cải cách quy trình thủ tục đầu tư, đất đai và xây dựng cho nhà đầu tư của Bắc Ninh, Bình Định; mô hình “café doanh nhân” của Đồng Tháp, mô hình trung tâm hành chính công tập trung ở Quảng Ninh, Bình Dương… 

Việc xây dựng chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành địa phương  của Quảng Ninh, Tuyên Quang… đã được nhiều địa phương khác trong cả nước học tập và vận dụng. 

“Đến hẹn lại lên”- tôi muốn mượn tên một bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Cách mạng Việt Nam, kể về câu chuyện tình gian nan nhưng có hậu của một cặp đôi trai tài gái sắc. Và tôi tin rằng, câu chuyện PCI, hay tiếng nói của khu vực tư nhân và hành động của chính quyền cũng sẽ là một câu chuyện tình có hậu như vậy trong lịch sử cải cách kinh tế của Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.