Dịch tiêu chảy tiếp tục lan rộng

Dịch tiêu chảy tiếp tục lan rộng
Đó là nhận định của Tiến sĩ Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế- Trưởng BCĐ phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tại cuộc giao ban chiều nay 5/11. Tính đến 14 giờ cùng ngày, cả nước đã tiếp nhận 791 bệnh nhân bị tiêu chảy cấp.

>> Nhiều bệnh viện tại Hà Nội quá tải trầm trọng

Dịch tiêu chảy tiếp tục lan rộng ảnh 1

Theo dõi, điều trị cho bệnh nhân mắc tiêu chảy tại BV Thanh Nhàn, Hà Nội. Ảnh : Hữu Oai-TTXVN.

Môi trường , nguồn nước đã bị ô nhiễm mầm bệnh tiêu chảy

Ban chỉ đạo phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm nhận định, đến hôm nay nguyên nhân gây bệnh dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm không chỉ dừng ở mắm tôm, thịt hải sản sống, gỏi, nem chua nữa mà nhiều nguồn thức ăn khá an toàn như các bữa cơm gia đình, thực phẩm nấu chín( giò chả, thịt lợn),... đã bị nhiễm vi khuẩn tiêu chảy cấp nguy hiểm.

Điều đó cho thấy môi trường , nguồn nước của chúng ta đã bị ô nhiễm mầm bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm.

Trong đó có 108 bệnh nhân có kết quả dương tính với dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm( tăng gần 30 ca dương tính so với cùng giờ ngày hôm qua) ở 11 tỉnh, thành phố. 

Hà Nội dẫn đầu với 61 ca dương tính tiếp đến tỉnh Hà Tây là 47 ca, Hải Dương 7 ca và Nghệ An 01 các địa phương còn lại bệnh nhân bị tiêu chảy cấp thông thường chứ không phải bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm.

Trung bình, mỗi ngày có 150 bệnh nhân bị tiêu chảy cấp nhập viện, tình hình dịch tại các địa phương vẫn tiếp tục gia tăng nhất là hai tỉnh Hà Tây và Hải Dương.

Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện Trưởng Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: 12/14 tỉnh ở Hà Tây có bệnh nhân bị tiêu chảy cấp nguy hiểm xuất hiện rải rác.

Trong khi Hà Tây là địa phương rất rộng về mặt địa lý, trục lộ giao lưu với Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước lại đang mùa cưới hỏi, giỗ chạp. Người dân có thói quen ăn thịt chó mắm tôm trong dịp này vì vậy nguy dịch bùng phát là rất lớn.

Bên cạnh đó thói quen sử dụng nước ao hồ để tắm giặt, rửa rau, vo gạo... các vùng nông thôn ở tại Hà Tây và Hải Dương nói riêng và nhiều vùng nông thôn nói chung lại rất phổ biến.

Đây là nguồn lây lan mầm bệnh rất lớn, do các chất thải của người nhiễm bệnh và thức ăn bị ô nhiễm đã thải ra sông, hồ, khiến dịch có nguy cơ bùng phát rất lớn tại các địa phương nếu không có các biện pháp tuyên truyền và khuyến cao người dân sử dụng nguồn nước sạch, ăn chín , uống sôi và rửa tay sách trước khi ăn.

Dịch tiêu chảy tiếp tục lan rộng ảnh 2

Thanh tra liên ngành vệ sinh thực phẩm Thành phố Hà Nội kiểm tra nhắc nhở một quầy bán thịt chó ở phố Núi Trúc thực hiện quy định không sử dụng mắm tôm phòng bệnh tiêu chảy. Ảnh: Hữu Oai-TTXVN.

Trước diễn biến của dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tiếp tục diễn biến phức tạp và lan rộng, ngày hôm nay lãnh đạo Bộ Y tế và các Vụ, Cục tiếp tục về các điểm nóng của vùng dịch cùng chính quyền, cán bộ y tế địa phương trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống, khoanhg vùng ở dịch.

Ngày 5/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại Hải Dương, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn về Hà Tây, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên về Hải Phòng.

Ngoài ra lãnh đạo các Vụ, Cục trực tiếp tham gia chống dịch tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình...cùng với hàng chục tấn Cloramin và thuốc sát trùng và tờ rơi phòng chống dịch , 6 thông điệp và 4 hình thức phòng chống dịch của Bộ Y tế đã được chuyển về các địa phương.

Dịch tiêu chảy cấp lây lan nhanh tại Thái Bình

Ngày 5/11, ông Phạm Quý Dịu, Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Thái Bình cho biết: Dịch tiêu chảy cấp đang lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh. Tính đến hôm nay (sau 3 ngày phát hiện bệnh nhân đầu tiên bị bệnh tiêu chảy cấp ), trong tỉnh đã có thêm 4 bệnh nhân mới, nâng tổng số bệnh nhân bị tiêu chảy cấp lên 5 người và 20 trường hợp đang được điều trị theo dõi và lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm.

Theo kết luận của Sở Y tế Thái Bình thì phần lớn những bệnh nhân bị tiêu chảy cấp đều ăn mắm tôm, mắm tép. Song, hiện nay việc vận chuyển, buôn bán và sử dụng loại thực phẩm này vẫn diễn ra hết sức bình thường trong tỉnh, mà chưa thấy các cơ quan chức năng vào cuộc.

TPHCM : Tịch thu hơn 60kg mắm tôm

Đề phòng dịch có nguy cơ lây thông qua con đường thực phẩm có xuất xứ từ miền Bắc như mắm tôm, chiều nay 5/11, Đoàn kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kiểm tra các sạp kinh doanh mắm tôm tại chợ Bình Tây (quận 6).

Qua kiểm tra 4 sạp chuyên kinh doanh các loại mắm, số 291, 293, 294, 295 ở đường Lê Tấn Kế (trong nhà lồng chợ Bình Tây), đoàn kiểm tra đã lập biên bản tịch thu hơn 60kg mắm tôm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn chứng từ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm...

Chủ kinh doanh 4 sạp trên đã ký cam kết với đoàn kiểm tra ngưng ngay việc kinh doanh mắm tôm.

Cùng ngày, các đơn vị y tế quận huyện cũng ra quân thanh kiểm tra những nơi có liên quan đến sản xuất hoặc tiêu thụ mắm tôm như các chợ đầu mối, siêu thị, các cơ sở sản xuất mắm tôm, mắm tép, các cửa hàng buôn bán thực phẩm có nguồn gốc từ miền Bắc, các cửa hàng, quán ăn kinh doanh thực phẩm có liên quan đến mắm tôm như quán thịt cầy, chả cá...Dự kiến đợt kiểm tra sẽ kéo dài trong một tháng.

Sở Y tế cũng đề nghị UBND thành phố có văn bản yêu cầu các cơ sở sản xuất, chế biến, mua bán, sử dụng mắm tôm và người dân thành phố thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ dừng ngay việc mua bán, sử dụng mắm tôm.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.