'Điểm chết' TNGT trong nội thành Hà Nội

'Điểm chết' TNGT trong nội thành Hà Nội
Hiện trên địa bàn 9 quận nội thành Hà Nội có 3 khoảng thời gian trong ngày mà TNGT thường xảy ra nhiều nhất là từ 0-6h; 10-14h; 18-22h.
'Điểm chết' TNGT trong nội thành Hà Nội ảnh 1
Một vụ TNGT gây chết người tại Hà Nội. Ảnh : TP

Theo đánh giá từ Phòng CSGT Công an Hà Nội, tình hình TTGT hiện nay trên địa bàn khá phức tạp. Nguyên nhân của tình trạng này là do mật độ phương tiện tham gia giao thông đông trong giờ cao điểm trong khi các công trình giao thông trọng điểm của thành phố đang thi công;

có thời gian ngành Điện cắt điện luân phiên để điều tiết nên một số cụm đèn tín hiệu giao thông không hoạt động, nhất là ở một số nút giao thông trọng điểm, khiến người tham gia giao thông dễ mất phương hướng.

Cùng đó là hiện tượng một số phương tiện không được đi trong giờ cao điểm nhưng vẫn hoạt động ở các tuyến không bố trí lực lượng của CSGT gây cản trở giao thông công cộng.

Trong 6 tháng qua (từ ngày 1/12/2006 đến 31/5/2007), trên địa bàn thành phố đã xảy ra 441 vụ TNGT, làm 262 người chết, 282 người bị thương (giảm 39 vụ, tăng 3 nguời chết, giảm 89 người bị thương so với cùng kỳ năm 2006) .

Trong đó, tai nạn ít nghiêm trọng xảy ra 195 vụ, làm 282 người bị thương. Tai nạn nghiêm trọng  xảy ra 246 vụ, làm 262 người chết. Trong tổng số các vụ tai nạn nghiêm trọng nói trên thì có tới hơn 100 vụ xảy ra trên 5 huyện ngoại thành (Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Từ Liêm) khiến hơn 100 người thiệt mạng.

Riêng trong tháng 5/2007, trên toàn thành phố đã xảy ra 84 vụ TNGT làm chết 44 người và bị thương 70 người, trong đó tai nạn nghiêm trọng là 42 vụ. Cụ thể, trên địa bàn 5 huyện:  Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Từ Liêm xảy ra 25 vụ nghiêm trọng, làm 27 người chết. Còn trên địa bàn 9 huyện nội thành số vụ TNGT nghiêm trọng cũng tới 17 vụ làm 17 người chết. Trong số vụ tai nạn nghiêm trọng có tới 33 vụ tai nạn tự gây làm chết 36 người; tai nạn liên quan đến bộ hành là 44 vụ, làm chết 44 người; tai nạn liên quan đến đường sắt là 7 vụ làm 7 người chết.

Đơn cử như trường hợp tai nạn thương tâm gần đây nhất là vào ngày 6/6, xe taxi của hãng Phù Đổng chở chị Nguyễn Thị Tuyết Trang (22 tuổi, ở Phương Liên), khi đi đến ngã tư Quán Sứ - Hai Bà Trưng, bị ôtô BKS  29Y-2929 đâm ngang, làm chị Trang văng ra ngoài, đập đầu xuống vỉa hè chết tại chỗ.

Hay như vụ TNGT xảy ra vào hồi 1h45’ ngày 9/6, xe ôtô BKS 29S-9457 do anh Nguyễn Văn Cương, 30 tuổi điều khiển, khi đến trước cửa nhà số 114 phố Lò Đúc đã đâm vào một người đi xe đạp cùng chiều khiến người này chết tại chỗ.

Đội trưởng Đội khám nghiệm Phòng CSGT Công an TP Hà Nội - Nguyễn Hồng Thái cho biết: Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn là do vi phạm tốc độ (86 vụ, chiếm 19,50%); đi không đúng phần đường (94 vụ, chiếm 21,32%); tránh vượt sai quy định (98 vụ, chiếm 22,22%); chuyển hướng không đảm bảo an toàn (58 vụ chiếm, 13,15%); không đảm bảo khoảng cách an toàn (7 vụ); đi vào đường cấm, ngược chiều (3 vụ); người bộ hành qua đường thiếu thận trọng (47 vụ).

Hiện trên địa bàn 9 quận nội thành có 3 khoảng thời gian trong ngày mà  TNGT  thường xảy ra nhiều nhất là từ 0-6h; 10-14h; 18-22h.

Anh Thái cũng cho biết thêm, trong số 9 quận nội thành thì có tới hai quận xảy ra TNGT nghiêm trọng nhiều nhất là Long Biên và Hai Bà Trưng. Riêng trong tháng 5 vừa qua trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã xảy ra 5 vụ TNGT nghiêm trọng khiến 5 người thiệt mạng.

Thiết nghĩ, để tình hình ATGT trên địa bàn Hà Nội ngày càng ổn định, số vụ TNGT ngày càng giảm, các cơ quan chức năng cần bố trí lực lượng chốt trực tại các tuyến đường, tuyến phố một cách hợp lý hơn; đồng thời cũng cần thường xuyên đi tuần tra kiểm soát để nắm bắt diễn biến tình hình giao thông trên toàn tuyến rồi từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời để chấm dứt tình trạng tai nạn nghiêm trọng gia tăng.

Theo CAND

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.