Điều hành kinh tế quý 1 có trục trặc

So với cùng kỳ các năm trước, lạm phát vẫn ở mức cao. Ảnh: Hồng Vĩnh
So với cùng kỳ các năm trước, lạm phát vẫn ở mức cao. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Theo chương trình làm việc, hôm nay, Quốc hội sẽ dành trọn ngày thảo luận tình hình kinh tế- xã hội. Trao đổi với Tiền Phong trước phiên thảo luận này, đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, công tác điều hành kinh tế quý I vừa qua có trục trặc.
So với cùng kỳ các năm trước, lạm phát vẫn ở mức cao. Ảnh: Hồng Vĩnh
So với cùng kỳ các năm trước, lạm phát vẫn ở mức cao. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Ông Cao Sỹ Kiêm cho rằng, giải pháp chúng ta đưa ra trong điều hành kinh tế- xã hội vẫn chủ yếu là tình thế, cân đối vĩ mô không được cải thiện.

Nhìn lại tình hình kinh tế- xã hội những tháng đầu năm, ông có nhận định gì?

Chúng ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế. Đà khôi phục kinh tế trong quý I-2010 đang tăng tốc. Tuy nhiên, những cân đối vĩ mô như: Tỷ lệ bội chi ngân sách, cán cân thương mại, cán cân thanh toán, chỉ số ICOR (hệ số đầu tư tăng trưởng), đã không được cải thiện mà tình hình còn xấu hơn. Kết quả đạt được vừa qua chỉ mang tính tình thế, kể cả việc ngăn chặn suy giảm kinh tế và chống lạm phát. Những yếu tố đảm bảo tăng trưởng bền vững vẫn còn ngổn ngang. Một số chỉ tiêu môi trường, giáo dục không đạt.

Đặc biệt, công tác điều hành trong quý I-2010 có vấn đề trục trặc. Ví như việc dồn dập tăng giá điện, than, xăng dầu trong khi co tín dụng lại, gây ảnh hưởng tiêu cực, tâm lý phân vân trong dân, doanh nghiệp hoang mang bởi vốn không có, sản xuất khó khăn. Từ đó, gây sức ép lạm phát và ảnh hưởng tăng trưởng.

Nền kinh tế đã phục hồi nhưng với mức tăng trưởng 6,5%, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, đó là đang đi ngang chứ chưa đạt được mức như trước khi suy giảm, thưa ông ?

So với thời điểm suy giảm, chúng ta đang trên đà đi lên và phục hồi. Tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước. Nhưng nếu so với cùng kỳ các năm trước thì mức tăng trưởng quý I-2010 là thấp và lạm phát lại ở mức cao. Còn bảo vượt nhanh hoặc đáp ứng được yêu cầu như các năm trước suy thoái thì chưa được.

Ông cho rằng, kết quả đạt được vừa qua là tình thế, phải chăng cũng do nhóm giải pháp chúng ta đưa ra chưa có tính lâu dài, thưa ông?

Đúng vậy! Giải pháp của chúng ta tập trung nhiều vào tình thế. Những vấn đề đặt ra cho lâu dài thì chưa có nhiều. Điều này thể hiện rõ ở các chỉ tiêu xã hội không đạt được. Vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng, đổi mới thể chế chưa làm được bao nhiêu.

Vậy nhiệm vụ sắp tới là gì, thưa ông?

Có 3 vấn đề cần làm rõ. Thứ nhất, phải chú ý cân đối vĩ mô. Vừa qua là giải quyết tình thế, nhưng ngay lúc này cũng phải giải quyết những vấn đề lâu dài. Đó là phải cải thiện được cán cân thương mại, cán cân thanh toán, tăng hiệu quả đầu tư trên một đồng vốn...Thứ hai là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ ba, rất quan trọng là khâu điều hành.

Cụ thể trong điều hành phải rút kinh nghiệm gì?

Phải thể chế hóa, cụ thể hóa nhanh các chủ trương đã có. Mọi giải pháp Chính phủ đưa ra phải thành hiện thực, phải biến thành hành động của các bộ ngành, các địa phương, các cơ sở. Điều hành phải rất linh hoạt, kể cả tỷ giá, lãi suất, thuế, giá các loại mặt hàng chiến lược, nhất là khi có diễn biến mới.

Chúng ta không nên căn cứ một cách máy móc vào những số liệu cụ thể để điều hành. Nếu cứ chăm chú vào chỉ số lạm phát phải dưới 7%, tăng trưởng 6,5% mà tín dụng lại thắt chặt quá mức, những chính sách ưu đãi không có thì rất khó phát triển. Ngoài ra, chính sách phải minh bạch, công khai, kịp thời, đồng bộ và nhất quán.

Mục tiêu của Chính phủ là giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, nhưng thực tế trong quý I-2010 chi phí lại tăng, thưa ông?

Chủ trương rất đúng đắn, như việc kéo lãi suất cho vay xuống còn 12%, lãi suất gửi xuống 10%. Nhưng vấn đề là kéo bằng cách nào, không thể bằng mệnh lệnh hành chính. Muốn hạ lãi suất thì xuất khẩu phải tăng mạnh, nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ, hệ số ICOR phải giảm xuống, cán cân thanh toán, cán cân thương mại phải được cải thiện. Khi nền kinh tế tăng trưởng thuận lợi, lạm phát giảm, điều kiện cung ứng vốn đảm bảo thì tự nhiên các ngân hàng phải hạ lãi suất xuống.

Cám ơn ông.

Hà Nhân (thực hiện)

Điều hành kinh tế quý 1 có trục trặc ảnh 2
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Quốc Dung:
Mới qua giám sát các tập đoàn, tổng công ty đã thấy không ít diện tích đất bị bỏ hoang, sử dụng không đúng mục đích. Nếu giám sát tại các khu đô thị, dự án nhà ở thì diện tích chưa sử dụng còn lớn hơn nhiều. Nhiều khu đô thị triển khai chậm, nhà xây dựng xong nhưng để hoang cả chục năm. Nhiều khu công nghiệp tỷ lệ lấp đầy rất thấp, doanh nghiệp xây dựng chỉ để ôm đất. Luật Đất đai đã quy định, nếu không triển khai, sau một năm sẽ bị thu hồi nhưng thực hiện trong thực tiễn còn rất hạn chế. 
Điều hành kinh tế quý 1 có trục trặc ảnh 3
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Lương Phan Cừ: Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác đảm bảo môi trường, các cơ quan chức năng đã không làm đến nơi đến chốn. Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rất cụ thể, nhưng vừa qua, chúng ta tổ chức thi hành, kiểm soát không tốt.

Tôi đã gửi chất vấn tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, tại sao để tình trạng doanh nghiệp xâm phạm môi trường nhiều như thời gian qua, trong khi 4 chỉ tiêu môi trường Quốc hội đề ra không đạt. Một thời gian dài chúng ta đã không kiểm tra, nhắc nhở. Để cho cá chết nổi đầy sông mới vào cuộc. Trong phát triển là phải trả giá về môi trường, nhưng rõ ràng chúng ta đã không phối hợp với nhau trong tổ chức thực hiện. Hệ thống kiểm tra yếu, đội ngũ cán bộ yếu. Có cán bộ còn nể nang, vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua sai phạm.

Hà Nhân (ghi)

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.