DN tặng xe cho địa phương, vì sao Bộ Tài chính chưa lên tiếng?

Các đại biểu tham dự phiên họp của Ban Chỉ đạo giải báo chí toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN).
Các đại biểu tham dự phiên họp của Ban Chỉ đạo giải báo chí toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN).
TPO - “Thời gian qua có tình trạng doanh nghiệp tặng xe cho địa phương nhưng chưa thấy cơ quan có trách nhiệm, cơ quan quản lý, tức là Bộ Tài chính lên tiếng”, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký T.Ư MTTQ Việt Nam thắc mắc.

Sáng 1/3, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” đã họp phiên thứ nhất. Tai phiên họp, nhiều ý kiến cho rằng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn. Những đối tượng tham nhũng bị phản ánh sẵn sàng tìm mọi cách để ngăn chặn, thậm chí trù dập.

Vì vậy các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc đồng bộ để báo chí, phóng viên – những người trực tiếp cầm bút yên tâm với công cuộc phòng, chống tham nhũng. Nhiều ý kiến cũng đề nghi, khi báo chí phản ánh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, thì Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cần đồng hành, yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết để vụ việc được đi đến cùng.

“Chúng ta dùng ngòi bút để đấu tranh với một quốc nạn là tham nhũng lãng phí thì chắc chắn nhiều phóng viên, nhiều toà soạn sẽ phải chịu những mũi dùi phản kích trở lại”, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam nói.

Ông  Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký T.Ư MTTQ Việt Nam khẳng định, tình trạng tham nhũng, lãng phí diễn ra rất nghiêm trọng. Ông Mẫn cũng bày tỏ sự thắc mắc về việc vừa qua có một số doanh nghiệp tặng xe cho chính quyền nhưng chưa thấy cơ quan có trách nhiệm, cơ quan quản lý là Bộ Tài chính lên tiếng.

Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, MTTQ sẽ đồng hành với báo chí trong việc phản ánh các vụ việc tham nhũng, lãng phí. Những vụ việc nổi cộm MTTQ sẽ quan tâm, thúc đẩy các cơ quan chức năng giải quyết. Trước mắt tới đây, MTTQ sẽ yêu cầu một số cơ quan chức năng công khai các kết luận thanh tra để xem xét việc giải quyết ra sao.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng, trong giải này, báo chí cần nhấn mạnh đến trách nhiệm của người đứng đầu. Khi phát hiện sai phạm của người đứng đầu từ nhưng bài báo nêu, không phải đợi đến khi ra toà án mới có phán quyết mà ngay lập tức cần yêu cầu đình chỉ chức vụ để điều tra, kiểm tra. Đơn cử, chỉ cần chi bộ kết luận cán bộ đó không xứng đáng là đảng viên nữa thì đã phải xử lý về mặt công việc ngay, không để bức xúc trong dư luận, nhân dân.

Giải báo chí toàn quốc về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí diễn ra từ 1/1/2017 đến 31/12/2017 do Hội Nhà báo Việt Nam là cơ quan thường trực, chu trì, phối hợp với Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam.

Tác phẩm tham dự giải là những bài viết có tính phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời trong việc đấu tranh ngăn chặn, đảy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

Để giải báo chí phát huy hiệu quả, Ban Tổ chức dự kiến sẽ tổ chức Hội thảo “Báo chí với đấu tranh phòng, chống tham nhũng” vào quý II/2017 do Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.