Doanh nghiệp vận tải ở Sài Gòn kêu than nạn 'xe dù bến cóc'

Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, tình trạng xe dù, bến cóc hoạt động khắp cả thành phố, khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong bến không có khách.
Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, tình trạng xe dù, bến cóc hoạt động khắp cả thành phố, khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong bến không có khách.
TPO - Nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách trên địa bàn TPHCM đã bày tỏ bức xúc về nạn "xe dù bến cóc" với với cơ quan chức năng tại buổi đối thoại do Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM tổ chức chiều 5/10.

Tại buổi đối thoại, các doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng mà cụ thể là lực lượng thanh tra giao thông phải xử lý dứt điểm tình trạng “xe dù, bến cóc” để bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp vận tải hoạt động trong bến và hành khách. Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, tình trạng xe dù, bến cóc hoạt động khắp cả thành phố, đặc biệt là khu vực trung tâm, bến xe Miền Đông, Miền Tây với nhiều hình thức khác nhau, khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong bến không có khách. Tình trạng này dẫn đến việc các doanh nghiệp phải dồn khách, sang xe vì lượng khách vào bến mua vé không đủ để “nốt tài” (cắt chuyến), rất khốn khổ.

Ông Lê Trung Tính - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TPHCM cho biết, cấm xe dù bến cóc là trách nhiệm của tất cả các ban ngành, địa phương... "Muốn chấm dứt được loại hình này thì việc đầu tiên phải mở ban chuyên trách phục vụ xử lý việc này do Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch thành phố phụ trách cùng công an, sở giao thông và các địa phương... Đồng thời, thông báo rộng rãi cho người dân biết để thông báo về đơn vị này xử lý khi phát hiện có xe dù, bến cóc", ông Tính nói.

Theo ông Tính, mặc dù không cần cấm xe trên 9 chỗ vào trung tâm thành phố nhưng cần quy định lộ trình các tuyến cố định vào thành phố. "Chỉ vào bến và các trạm không đi vào nơi khác nữa mới chấm dứt tình trạng xe dù bến cóc. Phát thông báo các tuyến luồng giao thông các tuyến xe cố định được đi vào trung tâm", ông Tính nói.

Bên cạnh đó, ông Tính cũng cho rằng, cơ quan chức năng phải lắng nghe các doanh nghiệp vận tải như phí ra vào bến xe có đắt không, kiểm tra lại thủ tục ra vào bến có khó khăn gì không, có gì bất bình thường trong đó không. Cần phải có chỗ dừng đỗ đón khách đúng quy định cho các xe chạy tuyến cố định để hành khách các xa khu vực bến xe có thể đón xe thuận tiện mà không cần vào bến xe.

Trước thắc mắc của các doanh nghiệp, ông Lê Hồng Việt - Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT TPHCM cho biết, thời gian vừa qua Thanh tra sở thực hiện chương trình thanh tra về điều kiện kinh doanh các doanh nghiệp vận tải. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định về hoạt động vận tải. Nhiều đơn vị không ghi chép việc kiểm tra theo dõi xe trước khi rời bến, không lập hồ sơ lý lịch cho từng phương tiện, thiết bị giám sát hành trình. Không quản lý, theo dõi thông tin trong thiết bị theo dõi hành trình.

Theo ông Việt, việc xử lý xe dù, bến cóc ở các bến xe hiện nay đã được giao cho Chủ tịch UBND các quận huyện chịu trách nhiệm xử lý. 

Doanh nghiệp vận tải ở Sài Gòn kêu than nạn 'xe dù bến cóc' ảnh 1 Doanh nghiệp lo xe dù bùng phát khi bến xe Miền Đông sắp di dời ra ngoại thành.

Hiện tại, các doanh nghiệp lo ngại khi chuyển bến xe Miền Đông ra khu vực quận 9, các loại hình xe dù, bến cóc sẽ bùng phát ở khu vực bến xe cũ. Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Huy - Phó Giám đốc bến xe Miền Đông cho biết: Đơn vị đã đề nghị giữ lại 0,7ha để các xe chạy tuyến Tây Nguyên hoạt động, tổ chức xe buýt miễn phí, xe trung chuyển để vận chuyển hành khách từ bến xe cũ ra bến xe mới...

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.