Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Tốt xấu lẫn lộn

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Tốt xấu lẫn lộn
TP - Ông Đặng Như Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các Vấn đề Xã hội của Quốc hội cho biết, hiện có quá nhiều đơn vị được cấp phép xuất khẩu lao động (XKLĐ) nên tốt xấu lẫn lộn, lao động (LĐ) không biết đâu mà lần.

Ngày 7/8, tại Hội thảo Đại biểu dân cử với chính sách, pháp luật về người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, do Ủy ban Các Vấn đề Xã hội của Quốc hội tổ chức, ông Lợi đã cho biết thông tin trên.

Các doanh nghiệp XKLĐ chủ yếu thực hiện hợp đồng bằng hình thức khoán trắng cho chi nhánh hoặc trung tâm; tuyển chọn lao động qua môi giới, liên kết tràn lan, triển khai không thống nhất.

Việc tổ chức dạy nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ trước khi đi nhiều nơi làm qua loa, chiếu lệ, nhất là các đơn vị có hợp đồng cung ứng nhỏ, không biết rõ đối tác.

Nhiều doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ ở nước ngoài.

Tin cò  hơn Cty tuyển dụng

Tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, hiện, có hơn 500 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Lao động tập trung nhiều ở các thị trường: Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Đông.

Cũng qua giám sát, khảo sát của Ủy ban Các Vấn đề Xã hội của Quốc hội, tâm lý cần việc làm chi phối rất lớn đến NLĐ nên dễ bị môi giới lợi dụng. Nhiều lao động lười tìm hiểu thông tin về pháp luật, thị trường, nội dung hợp đồng; tin, “cò”, hơn Cty tuyển dụng. Một bộ phận muốn đi nhanh, đi ngang, không muốn đào tạo bài bản nên sẵn sàng chi tiền cho cò để đi tắt.

Tỷ lệ lao động không có nghề cao, ngoại ngữ kém nên chỉ làm những công việc cho thu nhập thấp. Một bộ phận lao động ý thức kỷ luật lao động, chấp hành luật của nước sở tại kém, phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài, trộm cắp, đánh nhau, nấu rượu lậu...

Theo ông Lợi, đa số con em đi XKLĐ là lao động nông thôn, có thu nhập trung bình, không có khả năng đầu tư lớn để học nghề, ngoại ngữ và chi phí để đi làm việc ở những thị trường thu nhập cao.

Nhiều trường hợp, chi phí cho đi XKLĐ gấp 1,5-2 lần, thậm chí có thị trường đến 10 lần so với thông báo của doanh nghiệp tuyển dụng.

Thực tế đáng buồn là, các địa phương còn hiểu khác nhau về các quy định của luật nên cách làm khác nhau trong công tác tuyển dụng. Có địa phương còn cấp phép cho các doanh nghiệp không có chức năng để tạo nguồn lao động.

Tình trạng cấp giấy giới thiệu, công văn cho doanh nghiệp xuống huyện, xã để hoạt động tuyển lao động diễn ra phổ biến. Các tiêu cực trong công tác quản lý vẫn chưa được phát hiện để chấn chỉnh, nghiêm trị. Thiếu thống kê, quản lý, theo dõi chặt chẽ về số lượng lao động đi và về, nhất là các chính sách sau khi NLĐ về nước.

“Hạn chế, yếu kém của quản lý nhà nước là một trong các nguyên nhân làm cho sự nghiệp XKLĐ chưa đạt được yêu cầu mong muốn” - Ông Lợi khẳng định.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.