Độc đáo phiên chợ họp lúc nửa đêm Mồng 2 Tết ở Quảng Trị

Bán lộc tại chợ đình Bích La.
Bán lộc tại chợ đình Bích La.
Nét độc đáo của phiên chợ này là người bán không bao giờ nói thách nên người mua cũng không bao giờ trả giá.

Phiên chợ đình Bích La tại tỉnh Quảng Trị được tổ chức duy nhất một lần trong năm vào những ngày đầu năm mới. Sự độc đáo của phiên chợ là họp vào lúc nửa đêm mồng 2 Tết cho đến rạng sáng mồng 3, thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Đêm mồng 2 rạng sáng mồng 3 Tết Kỷ Hợi, tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị diễn ra lễ hội chợ đình Bích La. Đây là một phiên chợ đặc biệt, chỉ diễn ra một lần duy nhất trong năm.

Độc đáo phiên chợ họp lúc nửa đêm Mồng 2 Tết ở Quảng Trị ảnh 1 Cảnh mua bán lộc ở chợ đình.

Vào rạng sáng, các vị cao niên trong làng tiến hành nghi lễ dâng hương cầu nguyện, tạ ơn các bậc tiền nhân. Tiếp đó nhân dân trong làng Bích La bày bán những sản vật từ đồng đất quê hương.

Ngoài những mặt hàng nông sản quen thuộc, bà con còn bán những vật dụng như cành lộc, gói muối, ngọn trầu cau, con tò he… Ai đến chợ cũng cố gắng mua cho được một thứ gì đó để cầu may.

Độc đáo phiên chợ họp lúc nửa đêm Mồng 2 Tết ở Quảng Trị ảnh 2 Du khách chọn cho mình cành lộc ưng ý.

Nét độc đáo của phiên chợ này là người bán không bao giờ nói thách nên người mua cũng không bao giờ trả giá.

Chị Nguyễn Diệu Như ở xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong cho biết, tham gia phiên chợ là dịp gặp gỡ đầu năm, hiểu thêm về cội nguồn cuẩ dân tộc và cầu mong năm mới an lành.

Độc đáo phiên chợ họp lúc nửa đêm Mồng 2 Tết ở Quảng Trị ảnh 3 Đông đảo người dân tham gia lễ hội chợ đình Bích La.
“Năm nào em cũng ghé chợ đình để ôn lại những ký ức, kỷ niệm xưa. Lễ hội chợ đình Bích La có tiếng từ rất lâu đời, em muốn tới đây tham gia, thắp hương cầu xin những gì mình mong muốn để có 1 năm may mắn hơn, em cũng mua một ít kỷ vật cầu may”, chị Như nói.

Phần quan trọng nhất của lễ hội chợ đình Bích La đó là nghi lễ tôn nghiêm gọi thần Kim Quy. Tương truyền, ở hồ nước trước đình làng Bích La có một con rùa vàng sinh sống.

Hàng năm, vào rạng sáng Mồng 3 Tết Nguyên đán, rùa thường xuất hiện. Người dân làng cho rằng đây là điềm báo tốt lành cho một năm mưa thuận gió hòa. Năm nào rùa không nổi lên thì năm đó thiên tai lụt lội, làm ăn thất bát.

Theo truyền thống có từ lâu, cứ đêm Mồng 2 rạng sáng Mồng 3 Tết, người dân tập trung trước đình Bích La, đánh trống khua chiêng thật lớn gọi rùa vàng nổi lên mang theo hy vọng một năm mới an lành, mùa màng bội thu, con cái, gia đình hạnh phúc, thuận hòa.

Độc đáo phiên chợ họp lúc nửa đêm Mồng 2 Tết ở Quảng Trị ảnh 4 Xin chữ tại chợ đình Bích La.

Ông Võ Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho biết, lễ hội chợ đình Bích La thu hút hơn 10.000 lượt du khách về tham quan du xuân, chơi những trò chơi dân gian, ôn lại những nét văn hóa đặc sắc từ xa xưa của cha ông truyền lại.

“Nét truyền thống của lễ hội chợ đình Bích La có từ ngàn xưa, được duy trì cho đến ngày hôm nay. Hiện tại quy mô ngày càng được mở rộng hơn, lượng du khách đến với lễ hội chợ đình Bích La ngày càng đông hơn. Các mặt hàng bán đây chủ yếu là các nông sản, được người dân trên địa phương đến đây mua để cầu lộc, cầu tài, mong 1 năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát triển”, ông Bắc cho biết.

Theo Theo VOV
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.