Đơn vị sự nghiệp công lập vẫn như thời bao cấp

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục đẩy nhanh tự chủ với các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt về tự chủ tài chính
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục đẩy nhanh tự chủ với các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt về tự chủ tài chính
TPO - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, có người đánh giá hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập hiện vẫn như thời bao cấp, thậm chí còn phình to hơn.

Sáng 2/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) về cơ chế tự chủ cho đơn vị công lập thuộc quản lý của bộ này.

Theo Phó Thủ tướng, hiện Bộ LĐ-TB&XH đang quản lý toàn bộ hệ thống giáo giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 1.337 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, với hơn 71.000 biên chế. Chưa kể hệ thống trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh, bảo trợ xã hội…

Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ với các đơn vị sự nghiệp công lập mà bộ đang quản lý. Với tình thần giảm mạnh đầu mối thông qua giải thể, sáp nhập, tinh giảm biên chế tại các đơn vị, trong đó, phải đạt mục tiêu giảm chi từ nguồn ngân sách nhà nước.

“Nhà nước khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trong đó quan trọng nhất là tự chủ tài chính. Sau tự chủ ngân sách nhà nước chi cho các đơn vị phải được tiết giảm. Sợ nhất là nguy cơ sắp xếp xong các đơn vị công thì ngân sách nhà nước chi cho các đơn vị này lại tăng lên”, Phó Thủ tướng nói.

Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng, việc thực hiện tự chủ với các đơn vị đào tạo nghề rất khó vì phục thuộc lớn vào việc tuyển được học sinh. Hiện Bộ LĐ-TB&XH có 5 trường đại học, những trường này có thể tự chủ về chi thường xuyên vì tuyển sinh dễ. Trong khi hệ thống trường cao đẳng và trung cấp nghề rất khó tuyển sinh, đặc biệt khi tâm lý xã hội vẫn nặng về bằng cấp. Dù vậy, hiện có khoảng 30 trường nghề đã và đang thực hiện tự chủ một phần.

“Cũng có trường nghề xin thực hiện cơ chế tự chủ, nhưng một số địa phương, bộ ngành chủ quản không đồng ý, dù ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm không nhiều”, ông Dung nói. Thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH cam kết tiếp tục khuyến khích và trao cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp thuộc bộ quản lý.

Thứ trưởng LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết: Cả nước hiện có 1.337 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, với 71.771 cán bộ. Để duy trì hoạt động của hệ thống này, ngân sách nhà nước vẫn phải đảm bảo 60%, nguồn thu từ học phí chiếm 18%, thu từ hoạt động dịch vụ khác chỉ chiềm 8%.

Đánh giá về những hạn chế của việc tự chủ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ông Diệp cho rằng, hiện đội ngũ các bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp còn chậm đổi mới, tư duy báo cấp, ỷ lại. Trong xã hội còn tâm lý sính bằng cấp, dẫn tới việc tuyển sinh của các trường nghề gặp nhiều khó khăn…

MỚI - NÓNG
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.