Động đất Sông Tranh: Thế giới cũng phải ngạc nhiên!

Động đất Sông Tranh: Thế giới cũng phải ngạc nhiên!
TP - Động đất kích thích từng xảy ra ở một số đập thủy điện trên thế giới song động đất kích thích ở Thủy điện Sông Tranh 2 thì đến thế giới cũng phải ngạc nhiên, theo GS.TSKH Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi.

> Vì sao có hai số liệu?

Không chỉ giám sát Sông Tranh 2

Động đất Sông Tranh: Thế giới cũng phải ngạc nhiên! ảnh 1

Động đất có biểu hiện hoạt động dồn dập, theo từng đợt, đợt sau có xu thế tăng về tần suất lặp lại và cấp độ mạnh, có ngày tới bảy trận động đất trong điều kiện hồ tích nước ở mức tối thiểu, rất thấp so với ngưỡng gây động đất kích thích mà thế giới đã đúc rút kinh nghiệm, là điều đáng kinh ngạc.

Trong khi đó, VN đang trong giai đoạn phát triển nóng về thủy điện với nhiều công trình thủy điện đang xây dựng. Tính riêng các đập thủy điện ở có chiều cao khoảng 100 m, VN có vài chục.

Ông Hồng cho rằng phải giám sát tình trạng rung động nền đất ở các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chứ không chỉ dừng thủy điện Sông Tranh 2.

Ít nhất nên đặt trạm quan trắc tại đập Thủy điện Sông Bung và A Vương nhằm ghi nhận xem quá trình tích nước ở đó có xảy ra động đất kích thích không, rồi so sánh với số liệu ở Sông Tranh 2.

Kiến nghị Quốc hội

Từ câu chuyện Sông Tranh 2, ông Hồng đề nghị cần sớm lập bộ tiêu chuẩn động đất kích thích trong xây dựng để đánh giá lại các hệ thống đập thủy lợi và thủy điện ở những vùng có khả năng xảy ra động đất kích thích, tức là có đứt gãy hoạt động.

Động đất Sông Tranh: Thế giới cũng phải ngạc nhiên! ảnh 2

 Khi khảo sát xây dựng, chủ đầu tư đã không tính toán đến kịch bản tâm động đất kích thích có thể xảy ra và, do đó, không tính đến khoảng cách an toàn với khu dân cư. Nay, khi động đất xảy ra, chủ đầu tư phải đền bù cho dân. Nguyên tắc đền bù là hỏng thì phải nâng thêm một cấp. Ví dụ, nhà đất phải nâng cấp lên nhà gạch, nhà gạch phải nâng cấp lên nhà xi măng.

Cái khó hiện nay là trên thế giới chưa có bộ tiêu chuẩn về động đất kích thích trong xây dựng hoặc nếu có thì chúng ta cũng chưa tiếp cận được.

Vì thế, chúng ta không thể dịch mà phải làm theo cách tổng kết. Tức là tổng kết các thông tin, dữ liệu khoa học từ chính công trình thủy điện sông Tranh 2, thậm chí phải tìm lại các dữ liệu khoa học liên quan đến động đất kích thích xảy ra ở Hòa Bình cách đây hai chục năm trước.

Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn động đất kích thích phải có sự tham gia của nhiều bên thuộc nhiều chuyên ngành như địa chất, vật lý địa cầu, kỹ thuật công trình, “Ba lĩnh vực này phải ngồi lại với nhau thì mới ra được bộ tiêu chuẩn”, ông Hồng nói.

Nhưng VN chưa có chuyên gia am hiểu sâu trong lĩnh vực này. Vì thế, VN nên mời các chuyên gia nước ngoài nếu biết quá trình xây dựng bộ tiêu chuẩn sẽ mất nhiều thời gian và đây là một vấn đề rất mới ở VN.

Ông Hồng đã đề xuất việc lập bộ tiêu chuẩn về động đất kích thích lên Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). VUSTA đã tiến hành họp với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực và đang chuẩn bị nội dung để trình lên Quốc hội.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG