Đồng Nai mưa lớn, xe chết máy la liệt trên đường ngập

Người dân phải dẫn qua đoạn đường ngập ở phường Tân Hòa. Ảnh: Phước Tuấn.
Người dân phải dẫn qua đoạn đường ngập ở phường Tân Hòa. Ảnh: Phước Tuấn.
Cơn mưa kéo dài gần 2 giờ khiến nhiều tuyến đường ở TP Biên Hòa ngập sâu, giao thông ùn tắc.

Tối 2/5, TP Biên Hòa (Đồng Nai) và một số huyện lân cận Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu... có mưa lớn kèm gió giật mạnh.

Tại một số đường trung tâm thành phố như 30/4, Đồng Khởi, Phạm Văn Thuận... nước chảy từ các hẻm ra cuồn cuộn, có nơi ngập sâu hơn 50 cm. Khu vực trước trụ sở Công an phường Tân Hiệp (đường Đồng Khởi) nước tạo dòng chảy siết, nhiều người chạy xe máy qua khu vực bị chết máy, phải dắt bộ.

Tuy nhiên, ngập nặng nhất là khu vực đường Hoàng Văn Bổn (phường Tân Biên) và quốc lộ 1A qua phường Hố Nai và Tân Hòa. Nước dâng cao gần một mét so với mặt đường, các xe không thể lưu thông nối đuôi nhau kéo dài hơn 3 km. Nhiều người phải cho xe lên lề chờ nước rút.

Nhiều ôtô khi qua cầu trên đường này bị nước xô vào lan can, hư hỏng; các xe máy không thể vượt qua đoạn ngập nặng.

"Mưa lớn quá, nhiều xe máy qua đây bị nước cuốn trôi. Tôi cùng một số người chạy ra kéo lại đưa vào lề đường chứ không thì rơi xuống suối rồi", anh Lâm sống trên đường Hoàng Văn Bổn cho biết.

Đến 20h30 mưa tạnh, nước rút, xe mới lưu thông trở lại.

Đồng Nai mưa lớn, xe chết máy la liệt trên đường ngập ảnh 1 Ôtô hư hỏng do nước cuốn trôi đập vào lan can cầu trên đường Hoàng Văn Bổn. Ảnh: Phước Tuấn.

Ông Nguyễn Phước Huy (Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai) cho biết, lượng mưa đo được tại Phước Tân (TP Biên Hòa) là 50 mm, Trị An 60 mm, Trảng Bom 46 mm...

"Cơn mưa không phải lớn nhưng lưu lượng tập trung trong thời gian ngắn, nước thoát không kịp khiến một số vùng trũng xảy ra ngập úng. Dự báo trong thời gian tới vẫn có mưa giông, mưa đá và lốc xoáy... nên người dân cần đề phòng khi ra đường", ông Huy nói.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.